• Trăn trở của chúng tôi

    pH đất và những bài học vào nghề

    Lời mở đầu

    Cơ hội của nghề nông: Thưa bà con nông dân ông cha ta có câu “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Mặc dù câu ca dao này đã có từ xa xưa bao đời nay nhưng cho tới bây giờ nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Trải qua thời gian hàng ngàn năm, với sự phát triển vũ bảo của khoa học kỹ thuật loài người đã tạo ra vô số các sản phẩm vĩ đại từ máy bay tên lửa, ti vi điện tử, điện thoại máy vi tính và kể cả người máy... Ấy thế mà đối với ngành nông nghiệp vốn xa xưa và lâu đời này vẫn còn duy trì nguyên vẹn theo phương thức trồng cấy như cây đời vẫn bao mãi xanh tươi. Không biết chừng nào con người mới có thể khám phá ra được một loại thực phẩm khác để thay thế cho các sản phẩm nông nghiệp, còn trước mắt và tương lai gần con người vẫn phải dựa vào nguồn thực phẩm nông nghiệp truyền thống này. Và điều này đã trở thành một chân lý hiển nhiên cho tới chừng nào con người có thể tìm ra được vật chất thay thế.

    Tuy nhiên, tại sao nói nông nghiệp quan trọng như thế mà người nông dân vẫn phải chân nấm tay bùn, hai xương một nắng nghèo khó như vậy? Thậm trí có người còn cho rằng đây là một nghề bần cùng và bèo bọt. Quả thật, đây là một câu hỏi có vẻ chua chát nhưng cũng đầy thú vị. Để trả lời thấu đáo câu hỏi này chúng ta cần phải quan tâm tới rất nhiều yếu tố kể cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Yếu tố khách quan là do hoàn cảnh nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp thuần túy. Diện tích đất canh tác thì manh mún. Khoa học kỹ thuật thì còn lạc hậu, sự hỗ trợ của nhà nước thì rất hạn chế... Bên cạnh đó thì yếu tố chủ quan của chính nông dân cũng có. Do diện tích đất canh tác nhỏ hẹp nên gười nông dân chưa chú tâm đầu tư và chỉ coi nông nghiệp như là một ngành phụ. Chính vì vậy mà họ chưa chịu đầu tư và chưa có cách làm ăn bài bản.

    Lại nói về vấn đề chất cải tạo đất thế giới đã đi trước ta cả vài chục năm rồi. Hiểu được xu hướng này mình đã nghiên cứu rất kỹ những sp thuộc nhóm cải tạo đất mà vẫn còn bỏ ngỏ ở VN. Tuy nhiên, như đã nói do anh em mình mới khởi nghệp mà tài chính thì có hạn nên nếu biết cách xâm nhập thị trường bằng cách đi riêng và bắt đầu từ cái dễ trước thì đỡ tốn kém và hiệu quả hơn. Đó́ chính là câu chuyện về sản phẩm pH test-sự mở đầu cho một câu chuyện mà tôi sẽ nói bên dưới đây.

    Câu chuyện thứ nhất: Khi pH không đơn giản chỉ là pH

    Hiện nay, trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện những cty cung cấp vôi, lân, hay vôi lân kết hợp, bột xương, bột vỏ sò, phân vi lượng... làm chất cải tạo đất chua phèn và đang được thị trường Tây nguyên và miền Tây rất ưa chuộng. Về câu chuyện đất chua phèn sẽ được viết chi tiết trong mục “Vấn đề đất nông nghiệp ở Việt Nam”. Vì những sp này sx đơn giản và dễ xơi nên ngay cả những cty không chuyên thuộc ngành khai khoáng và các cơ sở nhỏ ở vùng ĐBSC đã tham gia mảng thị trường này rồi. Ngay tại Đà Lạt là thị trường tiên phong và sôi động nhất trong ngành vật tư NN nhưng nông dân vẫn phải sử dụng cả vôi xây dựng để bón cho đất. Và thường chỉ bón theo cảm tính nên hiệu quả thường chưa cao và đôi khi còn xảy ra những ảnh hưởng không tốt tới cây trồng như bị cháy lá hay chết cây. Vì vôi xây dựng là vôi tôi rất háo nước, dễ gây cháy lá và rất khó bón vì bị bụi.

    Câu chuyện có thật hơn 23 năm về trước: câu chuyện tôi kể sau đây là câu chuyện có thật về chính bản thân tôi nói nên một thực tế rằng không chỉ nông dân mà ngay chính các nhà khoa học cũng chưa hiểu và lường hết được vấn đề. Đó là vào tháng 6 năm 1998 khi mà vụ lúa Hè thu tại ĐBSCL đã bắt đầu được hơn một tháng. Là cậu sinh viên mới ra trường và lần đầu tiên được đi thực tế cùng với một cán bộ nghiên cứu đã từng công tác tại viện gần 20 năm. Chính vì thế mà tôi cảm thấy yên tâm và tự tin hơn. Vì nông dân miền Tây Nam bộ nổi tiếng là thân thiện và thiệt tình “có sao nói vậy”. Ấy thế mà trong chuyến công tác lần này chúng tôi đã gặp chuyện “rắc rối”. Được giới thiệu là hai kỹ sư của viện lúa ĐBSCL-là một trong những viện lớn nhất tại Việt Nam chuyên nghiên cứu về cây lúa tới thăm thì anh nông dân tại vùng Thốt Nốt này vui vẻ dẫn chúng tôi ra ruộng lúa sau nhà anh với khuôn mặt nhuốm vẻ rầu rầu anh nói với chúng tôi rằng không biết làm sao lúa nhà anh đã sạ được hơn một tháng rồi mà cây lúa rất còi cọc và lá có màu vàng vàng mà lẽ ra đây chính là giai đoạn cây lúa bắt đầu sung nhất (lúa thì con gái mà)!? Vì là lính mới (mới cả nghề nghiệp và văn hóa vì tôi mới từ ngoài miền Bắc vào nhận công tác) nên tôi chỉ lắng nghe và quan sát. Theo phản ứng thông thường anh kỹ sư đồng nghiệp của tôi liền vạch lá lúa ra xem có bị sâu hại gì không vì giai đoạn này vẫn còn bị bọ trĩ hay rầy tấn công. Nhưng sau khi kiểm tra không thấy vấn đề gì về sâu hại anh kỹ sư đồng nghiệp của tôi liền hỏi tiếp người nông dân xem kỹ thuật canh tác thế nào thì được người nông dân kể rất tỷ mỉ và nhiệt tình từ chuyện cấy dặn, bón phân cho tới việc áp dụng kỹ thuật IBM (một phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp) mà người nông dân này đã áp dụng thông qua một số lớp tập huấn tại địa phương. Sau khi nghe xong câu chuyện dường như không phát hiện thấy vấn đề gì mà người nông dân này mắc phải. Mặt khác vì cũng không chuyên lắm về lĩnh vực đất và dinh dưỡng cây trồng hoặc cũng có thể do đây là vấn đề chưa phổ biến lắm vào giai thời gian đó nên anh kỹ sư đồng nghiệp của tôi cho rằng đó có thể là do nông dân bón phân chưa đủ đặc biệt là phân đạm. Đó có thể là một trong những nguyên nhân làm cho lúa bị vàng lá. Như muốn làm vơi bớt lỗi băn khoăn trên khuôn mặt người nông dân chúng tôi tuy chưa tự tin lắm nhưng cũng mạnh dạn khuyến cáo người nông dân ấy thử bón thêm phâm đạm cho lúa xem sao.

    Một tuần sau đó, trong một chuyến công tác đi ngang qua đó trên đường về tôi có nghé qua thăm anh nông dân nọ để hỏi thăm tình hình xem sao. Nhưng lần này chỉ có một mình tôi  tới. Vì chưa có kinh nghiệm nhiều nhưng do tin tưởng ở lời tư vấn của anh bạn đồng nghiệp nên cũng yên tâm và có vẻ hơi vui vui trước khi bước vào nhà anh nông dân bữa nọ. Sau một hồi ngó nghiêng không ai tôi cất tiếng ngọt “có ai ở nhà không” thì thấy một người phụ nữ từ trong bếp đi ra mà tôi thầm nghĩ đó là vợ anh nông dân. Sau một vài câu giới thiệu xã giao thì tôi được nghe một câu khá buồn bã của chị ấy “năm nay mần lúa rầu quá...” vừa nói chị nông dân vừa chỉ ra phía ruộng đằng sau nhà “ảnh ấy đang ở ngoài ruộng kia kìa”. Không chờ chị nông dân nói thêm tôi vội xin phép và bước ra phía sau nhà. Từ xa xa thấy anh nông dân đang cặm cụi lội dưới ruộng cộng với lời than lúc mới gặp chị vợ linh tính mách bảo cho tôi chuyện không vui. Khi thấy tôi đi tới chưa kịp chào thì tôi đã bắp gặp ngay vẻ mặt phân trần nhưng vẫn rất nhiệt tình của anh nông dân. Sau khi chào hỏi sơ qua và không cần nói thêm gì mà chỉ nhìn vào đám ruộng tôi đã đoán biết câu chuyện như thế nào. Thì ra lời khuyến cáo của anh bạn đồng nghiệp của tôi bữa trước đã không có kết quả. Người nông dân còn nhấn mạnh em đã bón tới 7 kg đạm/sào (thay vì 5kg như đã được khuyến cáo). Trong lúc đang bối rối chưa biết cách xử trí thì bất thình lình người nông dân nhổ một bụi lúa lên và phân trần “sao kỳ quá kỹ sư hà”, chỉ vào bộ rễ lúa anh nông dân nói tiếp “sao bộ rễ thấy không phát mà còn bị bệnh gì mà có màu lạ quá!?”. Cầm bụi lúa lên tay tôi bắt đầu quan sát và để ý thì thấy hầu hết bộ rễ đều bị bao phủ một lớp màng màu nâu vàng, còn phần đều rễ trắng thì rất ít và rụt lại. Chưa hiểu rõ nguyên nhân nhưng theo lý thuyết học được ở trường lớp bấy lâu nay thì tôi phỏng đóan luôn là có chuyện gì đó xảy ra với bộ rễ lúa rồi. Vì chưa chắc, nhưng cũng là để tìm cách hoãn binh để về cầu viện tiền bối tôi chợt nảy ra lý do và nói với anh nông dân rằng “chết rồi bộ rễ cây lúa bị bệnh rồi để em nhổ vài bụi đem về phòng phân tích thử xem sao, chứ ở đây không có máy móc quan sát kỹ thì khó kết luận chính xác được lắm”. Nói rồi tôi nói với anh nông dân và nhổ thêm mấy bụi nữa rồi tìm cách thoái thác nói là có việc bận cần về cơ quan gấp và hứa là sau khi về phân tích sẽ cho anh biết kết quả chính xác. Vì làm ở bộ phận đất và dinh dưỡng cây trồng nên sau khi về tới cơ quan tôi liền tìm đến ngay một chị kỹ sư lâu năm kinh nghiệm và kể sự việc. Sau khi cần bụi lúa quan sát một hồi chị ấy nói rằng “lúa bị ngộ độc phèn rồi” và liền giải thích, hướng dẫn cho tôi cách xử lý. Sau khi, đã hiểu vấn đề và để tự tin tôi còn hỏi thăm thêm vài người và đọc tài liệu thêm để ngày mai lên đường tới gặp người nông dân đó.

    Ngày hôm sau, tôi lại một mình tới thăm anh nông dân vì không muốn ai khác đi cùng vì nghĩ không lẽ mình là kỹ sư mà lại phải có người khác đi kèm thì kỳ lắm. Thế rồi tôi đã tới thăm anh nông dân mang theo lời khuyến cáo cách khắc phục hay nói chính xác là cách cải tạo ruộng lúa bị ngộ độc đó. Thú thực hồi đó tôi cũng chưa hiểu hết tường tận vấn đề mà chỉ làm theo những lời khuyến cáo mới học được hôm trước. Vì hồi đó chưa có điện thoại di động phổ biến như bây giờ nên tôi cũng không thể hẹn là sẽ điện hay nói người nông dân điện cho tôi để theo dõi tình hình xem sao mà đành bấm bụng (vì mới ra trường nhưng tôi có tinh thần tò mò học hỏi lắm) hẹn anh ta là ta rằng tuần sau đi công tác qua tôi sẽ ghé lại thăm. Đó cùng là một tuần dài và hồi hộp nhất trong đời làm ở viện của tôi... Hết một tuần, đến hẹn lại lên lần này tới nhà anh nông dân mà lòng tôi đan xem bao cảm giác hồi hộp, lo âu và cũng không kém phần háo hức. Thế rồi điều kỳ diệu đã đến. Lần này trông thấy tôi vẻ mặt anh nông dân khác hẳn. Niền nở hơn hẳn và hối hả dẫn tôi ra ngoài ruộng như vừa mới khám phá ra được một bí quyết. Nhìn ruộng lúa thay đổi (lá xanh hơn, nhổ cây lúa lên thấy lớp rễ trắng đã mọc dài và nhiều hơn...) mà lòng tôi vui vui khó tả... 

    Điều thú vị rút ra từ câu chuyện: nông nghiệp là ngành khá đặc trưng khác với các ngành khác, nó vừa lâu đời nhưng cũng lại vừa mới, vừa dễ nhưng cũng lại vừa khó, vừa tầm thường nhưng cũng lại vừa quan trọng... Nói nó lâu đời là vì hàng ngàn đời nay ông cha ta đã biết trồng cấy để sinh nhai. Nhưng nói nó mới là bởi vì hàng ngàn đời nay ông cha cũng mới chỉ làm theo một phương thức cổ điển “con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Trong khi đó ở các nước phát triển người ta đã phát triển các kỹ thuật tiên tiến, và ứng dụng khoa học kỹ thuật rất tốt. Trong câu chuyện trên cho gợi chúng ta thấy khi tâp quán canh tác thay đổi thì mọi thứ cũng cần thay đổi hoặc là phải mới theo. Mặc dù chúng ta đã và đang hân hoan để bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng hiện tại và chắc là trong tương lai gần nông nghiệp Việt Nam vẫn là một ngành có vai trò quan trọng. Nguồn GDP hay ngoại tệ đem về cho đất nước từ nông nghiệp vẫn đang phát huy vai trò rất quan trọng. Thế mới biết giữa cái ta muốn và cái ta có thể không phải lúc nào cũng song hành cùng nhau. Điều mà cả anh anh kỹ sư đồng nghiệp 20 năm năm kinh nghiệm của tôi, tôi, anh nông dân nọ và kể cả nhiều người có kinh nghiệm trong ngành khác chưa hình dung ra hết được tình huống là để trở thành nước đứng hàng thứ nhất nhì về xuất khẩu gạo, cà phê, cao su, tiêu... chúng ta mới chỉ biết tăng vụ, dùng phân bón thuốc trừ sâu hóa học bằng mọi cách để tăng năng suất chứ đâu ngờ được rằng như anh nông dân kia hồi nào vẫn làm bình thương nhưng bỗng dưng lại bị sự cố là do trước đây anh chỉ làm có hai vụ lúa/năm còn bây giờ làm ba vụ, đất không kịp nghỉ, rơm rạ trên đồng không kịp phân hủy dẫn tới đất bị chua và ngộ độc hữu cơ...

    Nông dân Lâm Đồng cũng cùng cảnh ngộ: Theo nhiều nông dân tại Lâm Đồng bây giờ trồng rau màu nếu không xử lý vôi làm giảm độ chua (tăng pH) cho đất thì năng suất rất thấp hoặc dịch bệnh rất nặng. Khi đất trở nên chua vấn đề không dừng lại ở chuyện dịch bệnh gây hại, cây không phát triển được mà quan trọng hơn là đất bị mất cân bằng dinh dưỡng vì môi trường đất chua (pH thấp) hay kiềm (pH cao) điều làm cho thiếu một chất dinh dưỡng hoặc chuyển chúng thành dạng khó tiêu mà cây trồng không thể ăn được. Trong khi đó một số chất khác lại quá dư thừa làm ức chế sự hấp thụ chất khác (hiện tượng đối kháng) hay gây ngộ độc cho cây trồng đặc biệt là ngộ độc sắt, nhôm ...

    Cách đây ít lâu khi đi ngang qua ruộng trồng ớt ngọt tại Đà Lạt 

    Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là trong khi câu chuyện đất đang ngày càng trở nên thoái hóa như chua, phèn mặn... mặc dù rất nhiều người biết nhưng vẫn chưa có một tổ chức nào là người tiên phong để làm cuộc cách mạng giúp người nông dân để hiểu biết, có biện pháp lâu dài và bài bản mà trên thực tế người nông dân vẫn phải tự bơi và làm theo kiểu đụng đâu khắc phụ đó.

    Tôi nghĩ nếu ai đi tiên phong trong lĩnh vực này, chủ động chỉ giúp nông dân cách nhận biết vấn đề đất đai của họ đang bị thoái hóa và chỉ cho học cách khắc phục bài bản thì chắc chắn sẽ thành công.

    Riêng về lĩnh vực kiểm tra pH và cải tạo đất hiện nay chưa có một công ty nào làm được. Nông dân đang phải bỏ ra hàng triệu đồng để mua một cái máy đo pH nhưng vì loại này chủ yếu dùng cho các nhà khoa học làm trong phòng thí nghiệm. Do vậy, chỉ sau một thời gia mua và sử dụng thấy lu bu không hiệu quả thế là nông dân lại bỏ phí dẫn tới mất hứng thú và không quan tâm chuyện pH thế là cứ bón vôi đại đại. Nếu thấy cây không phát triển được lại mang vôi ra rải thêm hậu quả là tiền mất tật mang.

    (còn nữa)

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU