• Trăn trở của chúng tôi

    Linh hồn của cây & Các tập tục tế lễ thời vua Thần Nông

    Một điều kỳ lạ là trong khi đa số chúng ta cho rằng cây chỉ là sinh vật vô tri vô giác thì đâu đó vẫn xuất hiện những câu truyện lạ và những nét văn hóa gắn liền niền với đời sống thực vật rất kỳ bí. Thậm chí còn có cả một môn phái thiền ôm cây huyền bí. Lại nói Thần Nông là vị Thần Nông Nghiệp. Vị Thần này gần gũi thân thương với nền văn minh lúa nước của người Việt.

    Lễ Thần Nông

    Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong được mùa và nghề nông phát đạt.

    Nghi thức cũng thần Nông

    Trên các quyển lịch cổ hàng năm, người ta thường vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông.

    Mục đồng

    Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo sự ước đoán của Khâm thiên giám về mùa màng năm đó sẽ tốt hay xấu.

    Năm nào được coi là được mùa, Thần Nông có giày dép chỉnh tề, còn năm nào mùa màng bị coi là kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày một chân. Con trâu được đổi màu tùy theo hành của mỗi năm, nó có thể có một trong 5 màu vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với các hành Thổ, Thủy, Kim, Mộc, Hỏa.

    Thời phong kiến, hàng năm đều có tục tế và rước Thần Nông tại triều đình cũng như ở các địa phương.

    Nghi thức lễ tế Thần Nông thời Nguyễn

    Lễ tế Thần Nông hàng năm cử hành vào ngày Lập xuân, bởi vậy nên lễ tế Thần Nông còn được gọi là tế xuân.

    Theo chỉ dụ của vua Minh Mạng, hàng năm sau tiết Đông chí, tòa Khâm thiên giám phải lo sửa soạn việc tế Thần Nông. Các quan cùng nhau họp để nặn trâu và tượng Thần Nông.

    Trước ngày lập xuân hai ngày, tại gần cửa thành Đông Ba (ngày nay là cửa chính Đông), các quan Khâm thiên giám cho lập một cái Đài hướng đông. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đưa tới lưu tại phủ Thừa Thiên để ngày hôm sau các quan trong phủ mới rước từ phủ tới Đài. Các quan vận lễ phục, có quân lính mang gươm giáo, tàn lọng, cờ quạt theo hầu.

    Tới Đài thì một lễ đơn giản được cử hành, ngụ ý trình với Thổ Công về sự hiện diện của tượng Thần Nông và trâu. Sau đó, trâu và tượng Thần Nông lại được khiêng về kho cất. Hôm tế xuân, tượng và trâu lại được rước ra Đài, nhưng lần này đi rước là các quan bộ Lễ và các quan phủ Thừa Thiên. Khi đám rước đi qua cung vua, một viên thái giám vào tâu để vua biết. Sau đó, đám rước lại tiếp tục đi và khi đi qua bộ Lễ, một viên quan đánh vào mông trâu ba roi, có ý thôi thúc trâu phải làm việc.

    Tới Đài, các quan làm lễ tế Thần Nông theo như nghi lễ các cuộc tế khác. Tế Thần Nông xong, trâu và tượng Thần Nông được quân lính mang đi chôn sau buổi lễ.

    Tại các tỉnh, trong ngày Lập xuân cũng có lễ tế Thần Nông và lễ cũng được sửa soạn từ sau ngày Đông chí. Các quan tỉnh phụ trách việc hành lễ. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đem chôn.

    Từ năm Khải Định thứ ba, để đỡ tốn kém trâu và tượng thần nông từ trước vẫn nặn bằng đất, nhà vua ra chỉ dụ thay trâu và tượng bằng hình vẽ trên vải.

    Thiền ôm cây

    Cách nay cũng hơn 20 năm, ngay từ những ngày đầu tiên đặt chân lên đất nước Ấn Độ xa xôi - nơi Đức Phật sinh ra, hành và đắc đạo tôi đã được tận mắt chứng kiến những câu chuyện "mục sở thị" của những người dân bản xứ. Hôm đó, vào bột buổi sáng sớm thức dậy khi còn tờ mờ sáng nhìn ra khu vườn cạnh ký túc xá tôi bất chợt nhìn thấy một cảnh tượng rất lạ. Ban đầu thấy bóng một người râu tóc như một tu sĩ (sau này mới biết ở xứ sở này rất nhiều người để râu tóc tự nhiên như một cư sĩ)  đứng đối diện một cây trong khu vườn. Kỳ thực lúc đó cũng hơi giật mình và khá tò mò. Sau những giây phút bình tĩnh lại và quan sát cùng với sự sáng hơn của bầu trời thì thấy người đàn ông đó còn thi thoảng đưa tay lên trán của ông ta và lên ngọn cây như đang giao tiếp, truyện trò. Sau thời gian sống và làm quen với những người bạn bản địa hỏi thăm ra mới biết đó là một trong những cách cầu nguyện hay trò truyện với cây của những người dân nơi đây.

    Thiền ôm cây

    Cũng theo truyền thiết thì Ấn Độ là đất nước có truyền thống không chặt phá cây do một điều luật bảo vệ cây cối có từ thời vua Ashoka để lại. Theo đó, vua Asoka - từ một vị hoàng đế tàn ác với biệt danh Caņdàśoka (Asoka tàn bạo) cho tới chuyện sau khi trở thành một Phật tử đã khiến ông xứng đáng với danh hiệu Dhammàśoka (Asoka nhân từ) và ba đạo luật mang lại ích lợi ích về an sinh xã hội và hòa bình nổi tiếng cho người dân Ấn Độ tới tận ngày nay. Đó là đạo luật cung cấp nước sạch miễn phí cho người dân trên khắp lãnh thổ, đạo luật cấm giết chóc động vật và ban lệnh cấm chặt cây đốt rừng.

    A Dục Vương (Asoka) Cuộc Đời và Sự Nghiệp - Sách của Thích Tâm Minh

    Ngược dòng lịch sử

    Ngược dòng lịch sử từ những câu truyện về cuộc đời của các bậc thánh nhân gắn liền với thực vật cho tới các sinh hoạt cộng động đều cho thấy các dấu tích liên quan tới đời sống thực vậy. Trong đó, điển hình là cuộc đời gắn liền với cây cỏ của Đức Phật Thích Ca.

    Cây Sala và mối quan hệ với Đức Phật

    Trong kinh điển Phật giáo, Đức Phật đản sinh ở gốc cây sala (Shorea robusta), trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni), và nhập diệt giữa hai cây sala tại Kusinara (Câu-thi-na). Ngoài ra, vì Phật thuộc Trang Nghiêm kiếp là Phật Tỳ Xá Phù cũng giác ngộ dưới gốc cây sala. Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ-đề ra thì cây sala cũng được trồng tại các khuôn viên chùa chiền. Trong giới chơi cây cảnh ở Việt Nam, cây này có tên là cây ngọc kỳ lân, đầu lân hay hàm rồng.

     Hoa Sal (Shorea robusta)

    Bồ đề huyền thoại

    Cây Bồ đề có tên khoa học là Ficus religiosa. Theo các điển tích về Phật giáo, cây Bồ đề đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật. Đức Phật đã ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề và từng bước giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã đi khắp châu Á để dạy mọi người cũng như theo đạo Phật. Chính vì vậy, cây Bồ đề được trồng khắp nơi trên thế giới và tượng trưng cho may mắn. Ngoài ra, Bồ đề còn là biểu tượng cho sự linh thiên, trí tuệ và sự giác ngộ, nên còn có tên gọi là "cây giác ngộ".

    Ngày nay, cây Bồ đề hơn 2.500 tuổi, nơi Tất đạt đa Cồ đàm ngồi thiền 49 ngày trước khi giác ngộ, tại làng Bodh Gaya, bang Bihar, Ấn Độ hiện vẫn đang còn sống. Rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Srilanka đã chiết nhánh cây bồ đề gốc về trồng tại chùa của nước sở tại.

    Ở Việt Nam, ngày 22/7/2018, tại chùa Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ rước và trồng cây Bồ Đề do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng.

    Đạo luật "29" của người Bishnoi

    Theo người dân địa phương Bishnoi có nghĩa là 29 - tượng trưng cho 29 giáo lý về lối sống trong giáo luật của những người theo đạo Hindu, Ấn Độ phải tuân theo. Theo truyền thuyết, đạo luật này ra đời khoảng 540 năm về trước, do đạo sư Jambheshwar Bhagwan khai phá khi ngồi thiền dưới gốc cây ở ngôi làng Jhamba mà giác ngộ thành. Theo đó, người Bishnoi chỉ chặt những cây đã chết hoặc cành cây khô để làm củi, phục vụ cho việc nấu nướng. Nếu không kiếm đủ củi, họ sẽ thu lượm phân trâu bò, phơi khô để làm chất đốt và tuyệt đối không chặt cây rừng. Chính nhờ đạo luật này mà khoảng 300 ngàn người dân xứ Bishnoi này sống chủ yếu ở vùng sa mạc Thar cằn cỗi của bang Rajasthan, miền Tây Ấn Độ, người Bishnoi luôn sống hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ cây cối và động vật.

    Như vậy có thể thấy từ rất xa xưa của lịch xử loài người cây trồng không những là nguồn cung cấp thực phẩm cho loài người mà cây còn là sứ giả của môi trường sống, nơi tu tập và sáng tạo giác ngộ khai sáng trí tuệ cho nhân loại.

    Sưu tầm và ghi nhận

    Nguyễn Văn Quyền (THS.N.N.H.C)

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU