• Trăn trở của chúng tôi

    Tập 2. Vạn dặm từ gieo duyên

    Mặc dù thỉnh "chân kinh hữu cơ" gần 15 năm, nhưng mãi tận 2016 thì các dự án hữu cơ mới chính thức được khởi tạo. Sở dĩ việc phát triển các dự án hữu cơ chậm trễ như vậy là bởi vì tại thời kỳ này ngành công nghiệp ở ta nói chung và ngành nông nghiệp hóa học nói riêng vẫn đang trong giai đoạn mê đắm. Người ta vẫn tiếp tục say sưa với việc áp dụng các tiến bộ của công nghiệp hóa. Ngành nông nghiệp thì tiếp tục gia tăng thời vụ gieo trồng và tăng năng suất bằng mọi giá. Việc dùng các vật tư đầu vào chủ yếu là các sản phẩm hóa học hay các chất liệu tổng hợp được cổ vũ và khuyến khích rầm rộ.

    Tuy nhiên, kể từ khi nước ta bắt đầu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Hàng loạt các hiệp định song phương và đa phương ký kết khiến việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đặc biệt việc xuất qua các thị trường chất lượng cao như Hoa Kỳ, châu Âu bắt đầu gặp hàng loạt vấn đề như trả hàng, phạt thẻ vàng... vì các nông sản của ta bị nhiễm hóa chất độc hại bị cấm. Trong nước thì các vụ ngộ độc thực phẩm hay những căn bệnh gây ra bởi quá trình ô nhiễm môi tường, thực phẩm cũng xuất hiện ngày một nhiều thì mọi người mới bắt đầu quan tâm tới câu chuyện sạch và an toàn. Tuy nhiên, tại thời điểm manh nha này thì các tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến như VietGAP và câu chuyện hữu cơ vẫn trong tình trạng bát nháo, sản phẩm hữu cơ chủ yếu là tự phong. Mặc dù cả nước có khoảng 70.000 ha sản xuất theo xu hướng hữu cơ, với khoảng 60 tập đoàn, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhưng vẫn chưa có chứng nhận, ngoại trừ một số tập đoàn lớn đã có chứng nhận từ các tổ chức quốc tế, còn lại chủ yếu vẫn là “tự phong”.

    Tham gia hội trợ và tập huấn nông nghiệp nông nghiệp hữu cơ

    Bắt đầu bằng việc tìm hiểu kỹ lưỡng và nghiên cứu nghiêm túc các tiêu chuẩn hiện thời cũng như xem xét thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên thế giới cũng như và tại Việt Nam, từ cuối năm 2016 các dự án liên quan tới nông nghiệp hữu đã bắt đầu được gieo duyên. Theo đó, việc hình thành và xây dựng hệ sinh thái QNQ bắt đầu từ các hoạt động tập huấn, hội thảo nâng cấp các trang trại VietGAP hay tham gia các hội trợ nông sản hữu cơ tại Tp. Hồ Chí Minh như là các dự án gieo hạt ban đầu.

    Tham gia hội trợ giới thiệu nông sản vật tư cho ngành nông nghiệp hữu cơ tháng 11, 2016 tại CV Gia Định, HCM

    Thông qua các hoạt động hội trợ và triển lãm quốc tế chúng tôi đã bắt đầu phát hiện ra những trang trại tại Tp. Hồ chí Minh hay tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long có mong muốn làm rau và lúa gạo hữu cơ.

    Thảo luận chuyển đổi mô hình VietGAP sang canh tác hữu cơ

    Tham gia đánh giá nội bộ cánh đồng sản xuất lúa hữu cơ tại một trang trại lúa hữu cơ tại tỉnh Long An

    Cánh đồng sản xuất lúa hữu cơ theo chuẩn USDA tại Long An, 2017

    Hoạt động cộng đồng

    Trong một chuyến công tác khảo sát thực tế cuối năm 2018 tại một địa phương thuộc tỉnh Lâm Đồng chúng tôi thực sự xúc động và cảm nhận được một thông điệp không lời từ một vị cao tăng của một ngôi chùa linh thiêng ở nơi đây khi biết rằng người dân ở địa phương vẫn hàng ngày dùng nguồn nước ngầm là nước sinh hoạt. Việc bảo tồn sinh thái và thiên nhiên nơi đây chính là nét văn hóa không gì có thể so sánh.

     Ninh Gia đại ngàn hứa hẹn một miền đất linh thiêng và nền nông nghiệp nhân văn

    Ngoài việc tu tập thì các tăng ni phật tử cũng hoan hỷ tham gia lao động sản xuất tự cung tự cấp lương thực

    Không chỉ là vấn đề nguồn nước sạch cho sinh hoạt mà ngay cả nguồn thực phẩm tại chỗ cũng như nguồn thu nơi đây cũng dựa vào nông nghiệp. Vì ý nghĩa nhân văn ấy đoàn chúng tôi đã đồng tâm phát nguyện góp công sức nhỏ bé vì cuộc sống khỏe và an lành cho địa phương cũng như một ước mơ cho nền nông nghiệp nước nhà ngày càng xanh sạch và phồn thịnh!

    Nguyễn Văn Quyền (Th.S N.N.H.C)

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU