• Trăn trở của chúng tôi

    Bố thí và nhân quả

    Bố thí

    Ai ai cũng có cái để bố thí

    Chuyện kể rằng có người nghèo nọ, do làm việc gì cũng không thành công, sinh lòng uất ức liền chạy đến khóc than với Đức Phật: “Duyên cớ làm sao mà con làm việc gì cũng không thành ạ?”
    Đức Phật trả lời: “Đó là vì con chưa học được cách bố thí cho người khác.”
    Người kia đáp: “Nhưng con nghèo khó như vậy, tiền mình còn không có thì biết bố thí cho ai!”
    Đức Phật mới từ tốn dạy: “Một người cho dù hoàn toàn không có gì, vẫn có thể cho người khác 7 thứ”:

    1. Nhan thí – cho nét mặt: Dù không có gì nhưng ai cũng có nụ cười, thái độ niềm nở, đều có thể đem cho những người mà mình gặp hàng ngày.

    2. Ngôn thí – cho lời nói: Lời nói chẳng mất tiền mua, lúc nào chúng ta cũng có thể lựa lời nói những điều ấm áp, động viên người khác, khiến họ cảm thấy được an ủi, vỗ về.

    3. Tâm thí – cho tấm lòng: Tấm lòng cũng chẳng tốn đồng nào, chỉ cần có cái tâm rộng mở, đối xử với mọi người chân thành, trung thực, thế cũng là đã cho đi rất nhiều rồi.

    4. Nhãn thí – cho ánh mắt: Dùng cái nhìn thiện ý, động viên có thể khiến một ngày của ai đó trở nên tốt đẹp hơn. Không phải bạn cũng từng ít nhất một lần cảm thấy phấn chấn hơn chỉ với một ánh mắt sao?

    5. Thân thí – cho hành động: Những hành động nhân ái, giúp đỡ người khác đôi khi còn giá trị hơn cả tiền bạc.

    6. Tọa thí – cho chỗ ngồi: Khi đi tàu, xe hay thuyền, hãy nhường chỗ ngồi của mình cho người cần.

    7. Phòng thí – cho nơi ở: Phòng ở còn trống, không dùng đến có thể cho người khác vào nghỉ ngơi.

    Nhân quả

    Có câu nói: "Gieo suy nghĩ - Gặt hành động; Gieo hành động - Gặt thói quen; Gieo thói quen - Gặt tính cách; Gieo tính cách - Gặt số phận".

    NHÂN + DUYÊN = QUẢ/NGHIỆP

    Hành trình thỉnh và gieo triết lý hữu cơ

    NHÂN: đối với những thứ ngoài con người thì chỉ nên gọi chung là Nhân. Thí dụ, cái hạt cây, hay hạt cát hạt bụi.. chúng không hề có ý thức nên khi kết hợp với duyên có thể cũng trải qua một tiến trình thì nó ra quả. Chính vì vậy mà có cái hạt gặp điều kiện thuận lợi và các yếu tố ngoại cảnh khác thì nó trổ thành cái cây, cái quả. Cũng như hạt cát, hạt bụi kia nếu gặp duyên thì có thể nó trở thành công trình này, công trình nọ. Xong có nhiều cái hạt không gặp duyên hoặc nó vẫn trơ trơ hoặc bị tiêu tan qua dạng khác.

    DUYÊN: là những gì đến với chúng ta. Nó là yếu tố ngoại cảnh. Xuất hiện ngẫu nhiên và bình đẳng.

    QUẢ/NGHIỆP: đối với con người là trường hợp duy nhất nên gọi là nghiệp thay vì gọi là quả thông thường. Lý do, con người có thể tu tập và thay đổi tiến trình. Nghĩa là có tính chủ động. Còn các loại khác hoàn toàn bị động. Nên chỉ gọi là Quả.

    Đối với con người, chữ nghiệp là một tiến trình phức tạp hơn và trải qua các giai đoạn khác nhau của tiến trình. Từ suy nghĩ - qua hành động - hình thành thói quen - rồi mới ra quả nghiệp.

    Nếu suy nghĩ chỉ là suy nghĩ mà không gặp duyên thì suy nghĩ mãi chỉ dừng ở suy nghĩ, và tất nhiên cũng sẽ không tiếp tục diễn ra ở các bước tiếp theo. Ngược lại trong suốt tiến trình của nghiệp. Nếu liên tục tu tập đúng cách thì hoàn toàn có thể thay đổi kết quả của nghiệp.

    Chúng ta ai cũng mong muốn gặt (có được) quả lành, nhưng chúng ta có gieo và thực sự biết cách gieo chưa? Nếu thấu hiểu 7 hạnh bố thí trên và trên liên tục tu tập thì ai ai cũng có cái gieo, có thể gieo và gặt được quả phải không nào?

    Hơn lúc nào hết ngay trong khi thời đại đang đề cao chủ nghĩa vật chất này thì việc nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn và hậu quả tất yếu ngay từ khi chúng chưa thực sự là thảm họa là một sự giác ngộ.

    QNQ.vn

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU