• TÁM KIẾN THỨC CHỦ ĐẠO - KIM CHỈ NAM CHO MỌI HÀNH ĐỘNG

    Mã vùng trồng

    Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng.

    Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng (Xem chi tiết tại đây)

    Những thông tin cần biết về mã số vùng trồng

    Một vấn đề đang được các nhà xuất khẩu (XK) mặt hàng này quan tâm, đó là các nước nhập khẩu có thể áp dụng việc truy xuất ngặt nghèo hơn đối với trái cây từ Việt Nam, trong đó áp dụng việc truy xuất nguồn gốc trái cây thông qua việc áp dụng cấp mã số vùng trồng (tương tự như thị trường Úc và Mỹ hiện nay).

    Vậy mã số vùng trồng là gì? Thủ tục để được cấp mã số vùng trồng ra sao? Ông Lê Nhật Thành, GĐ Trung tâm Kiểm dịch thực vật (KDTV) Sau nhập khẩu (Cục BVTV) cho biết: Mã số vùng hiểu nôm na là một chứng nhận mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm soát tình hình SX, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đồng thời đảm bảo nông sản đưa vào quá trình lưu thông trên thị trường phải đúng nguồn gốc tại vùng trồng đó (tránh tình trạng trà trộn sản phẩm nơi khác vào vùng trồng đã được cấp mã số). Theo quy định hiện hành, một vùng trồng được xem xét cấp mã số phải đảm bảo nguyên tắc là vùng sản xuất tập trung, có quy mô không nhỏ hơn 7ha và không lớn hơn 12ha.

    Hiện nay, Trung tâm KDTV Sau NK là đơn vị được Cục BVTV giao cấp mã số vùng trồng cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu. Tổ chức, cá nhân muốn cấp mã số vùng trồng, phải có đơn xin cấp mã số (theo mẫu) gửi Trung tâm KDTV Sau NK (thuộc Cục BVTV). Đơn gồm có thông tin liên lạc; thông tin về chủng loại cây trồng; số lượng số hộ dân tham gia SX trong vùng trồng; tổng diện tích vùng trồng, đồng thời phải có một hộ dân trong vùng trồng đó làm tổ trưởng đại diện…

    Sau khi nhận đơn, Trung tâm KDTV Sau NK sẽ hướng dẫn, tư vấn cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu cấp mã số. Sau đó sẽ cử cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thực địa, với một số yêu cầu cơ bản như: Vùng trồng phải theo hướng VietGAP (tuy nhiên không bắt buộc phải có giấy chứng nhận VietGAP), nhất là đảm bảo vệ sinh đồng ruộng; sử dụng thuốc BVTV, quản lí dịch hại… Nếu đạt yêu cầu, Trung tâm KDTV Sau NK sẽ tiến hành cấp một mã số vùng trồng, đồng thời gửi văn bản trả lời cho tổ chức cá nhân để xác nhận mã số đã được cấp để tổ chức, DN, cá nhân cung cấp thông tin này vào hồ sơ, bao bì nhãn mác sản phẩm khi XK (nếu nước NK có yêu cầu).

    Khi một nước NK có yêu cầu hàng nông sản Việt Nam phải có mã số vùng trồng, Cục BVTV sẽ gửi thông tin về mã số vùng trồng đã cấp cho nước NK. Căn cứ vào mã số do Cục BVTV phía Việt Nam cấp, các cơ quan chức năng cửa khẩu của nước NK sẽ đối chiếu với hồ sơ, thông tin trên bao bì nhãn mác của lô hàng NK (trong đó có mã số vùng trồng), nếu trùng khớp mới cho phép thông quan.

    Tham khảo từ các nguồn

     

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU