• Thông tin hữu ích

    VE SẦU LỘT XÁC - TƯ DUY ĐỔI MỚI QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG
    Thứ tư, 10:49 Ngày 14/03/2018

    Thưa bà con nông dân và các bạn. Ông cha ta có câu “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Mặc dù câu ca dao này đã có từ xa xưa bao đời nay nhưng cho tới bây giờ nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Trải qua thời gian hàng ngàn năm, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật loài người đã tạo ra vô số các sản phẩm vĩ đại từ máy bay cho tới tàu vệ tinh chinh phục không gian vũ trụ.Công nghệ điện tử viễn thông và kể cả người máy với trí tuệ nhân tạo (AI) có thể rút ngắn không gian địa lý và thay thế sức lao động của con người...

    Nghề nông - cơ hội và thực tại: Thưa bà con nông dân và các bạn. Ông cha ta có câu “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Mặc dù câu ca dao này đã có từ xa xưa bao đời nay nhưng cho tới bây giờ nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Trải qua thời gian hàng ngàn năm, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật loài người đã tạo ra vô số các sản phẩm vĩ đại từ máy bay cho tới tàu vệ tinh chinh phục không gian vũ trụ.Công nghệ điện tử viễn thông và kể cả người máy với trí tuệ nhân tạo (AI) có thể rút ngắn không gian địa lý và thay thế sức lao động của con người... Ấy thế mà đối với ngành nông nghiệp vốn xa xưa và lâu đời  như trái đất này vẫn còn duy trì nguyên vẹn phương thức trồng và cấy như cây cỏ bao đời vẫn mãi xanh tươi. Không biết chừng nào con người mới có thể thực sự khám phá ra được một loại thực phẩm khác có thể thay thế cho các sản phẩm nông nghiệp? Chắc chắn hiện tại và tương lai gần con người vẫn phải dựa vào nguồn thực phẩm nông nghiệp trồng cấy truyền thống này. Và điều này vẫn sẽ là một chân lý hiển nhiên cho tới chừng nào con người có thể tìm ra được vật chất thay thế chúng. Mặt khác thỉ đất không hề sinh sôi nảy nở thêm, thậm chí đất canh tác còn đang ngày bị thu hẹp đi do công nghiệp hóa mà dân số thế giới thì ngày càng tăng thêm. Điều này càng đặt ra một thách thức không nhỏ cho những ai đang làm hoặc quan tâm tới lĩnh vực nông nghiệp!

    Ở một khía cạnh khác, tại sao nói nông nghiệp quan trọng như thế mà người nông dân của chúng ta thì vẫn còn phải chân lấm tay bùn, hai sương một nắng mà còn nghèo như vậy? Thậm chí nhiều người còn cho rằng đây là một nghề bần cùng của xã hội. Khoan hãy kết luận đúng sai vì mọi thứ có thể đang dần thay đổi và cũng chỉ mang tính tương đối. Nhưng quả thật, đây vẫn là một câu hỏi trăn trở và chứa đựng nhiều nỗi niềm chua xót. Để lý giải thấu đáo câu hỏi này chúng ta cần quan tâm tới rất nhiều yếu tố kể cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Yếu tố khách quan là do hoàn cảnh nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu của một nền văn minh lúa nước ngàn năm và còn nhiều lý do bất cập khác nữa. Canh tác thì còn nhỏ lẻ, manh mún. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật thì còn  khá lạc hậu, nhiều nơi vẫn còn cảnh "con trâu đi trước cái cày theo sau... Bên cạnh đó thì yếu tố chủ quan của chính những người làm nông cũng có. Do diện tích đất canh tác nhỏ hẹp và chưa ý thức được làm nông là một nghề thực sự nên người nông dân chưa chú tâm  học hỏi hay đầu tư đúng mức mà chỉ coi nông nghiệp như là một ngành phụ. Chung quy lại là chưa thực sự có cách làm ăn bài bản, khoa học và chuyên nghiệp.

    HÃY THAY ĐỔI TƯ DUY TRƯỚC RỒI MỌI THỨ SẼ THAY ĐỔI THEO

    Ve sầu cần lột xác: Dường như mọi chuyện đang dần thay đổi như vốn dĩ của quy luật tự nhiên của nó. Hết đông qua hạ. Tích lũy mãi thì ve sầu cũng cần vũ hóa để trưởng thành và cất cánh chứ phải không các bạn? Nhận thức và tư duyđang dần thay đổi, cơ chế cũng đang đổi thay, đặc biệt là do quy luật tồn tại và phát triển tới đây một bộ phận nông dân sẽ chuyển sang làm nghề khác. Một số nông dân không chịu học hỏi và cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng sẽ dần bị thải loại do sản xuất không có lãi và buộc phải nhường đất lại cho người làm ăn hiệu quả hơn. Thị trường cũng thay đổi. Sản xuất nông nghiệp bây giờ khác trước. Nông sản không chỉ nhắm tới việc tự cung tự cấp mà dần chuyển sang hình thức sản xuất hàng hóa để cung cấp cho thị trường rộng lớn và xuất khẩu. Điều này cũng có nghĩa là người sản xuất nông nghiệp phải chuyển mình từ người nông dân thành một làm kinh doanh hay những người chủ trang trại đích thực nếu muốn tồn tại và phát triển. Họ phải biết xây dựng thương hiệu cho nông sản của mình, cho trang trại của mình và chính bản thâm họ nữa. Phải vậy không các bạn?

    Việc cần làm là thay đổi tư duyThế tôi cần phải làm những gì và phải mất bao lâu để có thể lột xác và trở thành những người chủ thực sự? Câu hỏi tuy thật ngắn ngọn nhưng nhiều suy tư thử thách ấy có thể tạm đưa ra một vài từ ngắn đó là HÃY THAY ĐỔI TƯ DUY! Thay đổi tư duy nghĩa là sao? Là nghĩ lớn. Là đoàn kết. Là chia sẻ và kết nối. Nếu trước đây coi nông nghiệp là ngành phụ thì bây giờ hãy coi nó là một nghề đáng được vinh danh và cần làm hết mình với nó. Nếu chưa đủ kiến thức khoa học kỹ thuật thì học hỏi thêm hoặc thuê chuyên gia hướng dẫn cho mình. Nếu có đủ khả năng thì cần chủ động xây dượng thương hiệu và tìm đầu ra cho nông sản của  mình. Nếu không có đủ lực thì chủ động liên doanh liên kết hoặc tìm đối tác phù hợp để liên doanh liên kết... Nếu một người có thể làm được tất cả những việc như vậy hoặc ít ra có được suy nghĩ như vậy thì anh ta không phải là người nông dân bình thường mà sẽ là một ông chủ thực sự. Phải vậy không các bạn?

    HÃY THAY ĐỔI TƯ DUY TRƯỚC RỒI MỌI THỨ SẼ THAY ĐỔI THEO

    Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi mong muốn mọi người đã, đang và sẽ làm về lĩnh vực nông nghiệp thật hãy nghiêm túc và cầu thị khi dấn thân và quyết định đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tuy cũ nhưng cũng giống như những mảnh đất màu mỡ còn nhiều cơ hội và tiềm năng khai phá này. Rất mong bà con nông dân và các bạn những người chủ trang trại, chủ tương lai ngành nông nghiệp tiếp tục tham gia, theo dõi và chia sẻ đóng góp cùng xây dựng một cộng đồng. Vì một mục đích nhân văn, tối thượng và thiết thực sau cùng là "Nâng cao giá trị cho nông sản Việt" lên một tầm cao mới. Người nông dân Việt có thể hoàn toàn tự hào về công việc cũng như danh tiếng của mình. Họ có thể làm giàu và xây dựng thương hiệu với nông sản, trang trại của mình. Kính chúc bà con và các bạn thành công.

    Nguyễn Văn Quyền (ThS. NNHC)

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU