• Thông tin hữu ích

    Trứng gà đâu chỉ tốt cho con người.. Hoa hồng cũng mê kìa!
    Thứ bảy, 11:56 Ngày 12/10/2019

    Bây giờ chính là mùa hoa cỏ cây trái sinh trưởng, gia tăng phân bón là mấu chốt quyết định sự phát triển của cây. Rất nhiều bạn thích trồng hoa trồng cây tại nhà thường xuyên hỏi rằng rốt cuộc phải dùng loại phân bón nào để gia tăng phân bón, phân bón hỗn hợp cũng không dám sử dụng. Vậy có thứ gì đơn giản hơn, dễ tìm thấy hơn dùng để làm phân bón không?

    Một nông dân trồng hoa lâu năm chia sẻ dùng trứng gà sống nuôi hoa cỏ, đổ dung dịch trứng gà tươi vào trong một cái chén rồi cho thêm nước đem tưới hoa, thì không cần dùng phân bón nữa, hoa cỏ sẽ nhanh chóng mọc ra cành lá sum suê, nở hoa liên tục!

    Thật ra, lúc đầu tôi cảm thấy phương pháp này rất vô lý, nhưng sự tò mò luôn rất tai hại, tôi lại không thể kiểm soát được sự tò mò của mình, nên đã thử nghiệm một lần.

    I. Hoa cỏ thử nghiệm:

    1. Hoa nhài: Tôi chọn một chậu hoa nhài có nụ, đang cần bón phân. Sử dụng dung dịch chưa đến 100ml, 1/10 quả trứng gà.

    2. Cây hoa nhài non: 3 cây non cắm vào chậu khoảng 2 tháng, loại không có sức sống, tôi lấy 2 cây ra làm thí nghiệm.

    3. Hoa nguyệt quế: Cây nguyệt quế trồng khoảng ba bốn năm, rất cứng cáp, tôi còn có một cây giống như vậy, nên nếu tưới chết cũng không sợ.

    4. Cây nguyệt quế non: 4 cây non được cắm vào chậu 2 tháng, vừa mới nở chồi mới nên đang cần thành phần dinh dưỡng, tôi lấy ra 2 cây để làm thí nghiệm.

    5. Cây dâm bụt: Cây tương đối to, gần nở hoa, còn có vài nụ hoa lởm chởm.

    6. Hoa dạ yến thảo: Đang trong lúc nở rộ cành lá và nụ hoa.

    7. Hoa cẩm chướng: Tôi tưới một trong hai cây, để lại một cây nghiên cứu.

    II. Cách thử nghiệm:

    Đập vỡ một quả trứng gà, cho vào trong chai nhựa, thêm vào 1 lít nước, khuấy đều cho hòa tan, để một lúc cho lòng trắng kết tủa. Tôi lấy ra chất lỏng màu vàng nhạt, tưới một vòng dọc theo chậu hoa sao cho chất lỏng không bị chảy ra ở đáy chậu, sợ chất lỏng chảy ra dẫn dụ sâu bọ đến.

    Cho kết tủa trước, để tránh sau khi tưới xong sẽ làm chậu hoa có mùi tanh của trứng. Nghe nói mùi trứng thối được sản sinh việc lên men của protein, tôi muốn xem hiệu quả của lớp dung dịch ở mặt trên cùng trước. Tôi chờ vài ngày để xem tình hình ra sao mới quyết định đào một rãnh nhỏ trong chậu hoa, đem chôn phần lòng trắng kết tủa xuống, để xem có thể che được mùi hôi không.

    III. Kết quả thử nghiệm

    Trải qua thử nghiệm một tháng, hoa cỏ mọc ra cành chắc chắn lá xanh to dày, cứ vài ngày là nở hoa, tôi khuyên bạn nên dùng lòng đỏ trứng gà, chứa lượng phốt pho phong phú nhất, cho hoa phơi nắng thường xuyên sẽ không có mùi hôi và côn trùng, không ảnh hưởng đến vẻ đẹp của hoa cỏ.

    Ngoài ra còn có thử nghiệm của một dân mạng khác, các bạn có thể tham khảo thêm!

     

    Chuẩn bị một quả trứng gà sống, trứng hỏng cũng được, chú ý phải đập trứng cho đến khi có vết nứt, nhưng lại không bị vỡ ra. Cho quả trứng vào trong chậu trồng rau hoặc trồng hoa, chậu này tốt nhất nên là chậu có đường kính hơn 15cm, càng to càng tốt. Trước khi trồng cây, có thể cho một lớp đất vào trong chậu, sau đó cho một quả trứng gà vào làm phân bón, vì ở dưới đáy chậu, trong quá trình sinh trường của cây, trứng gà sẽ từ từ biến chất rồi thối rữa, trở thành phân bón ở phần gốc của cây, được cây hấp thụ dần dần.

    Nếu như chậu đã có trồng sẵn hoa cỏ hoặc rau rồi, thì có thể khoét một lỗ hơi sâu một chút ở thân chậu, cho quả trứng gà bị nứt vỏ vào, dùng đất bịt kín lại. Làm như vậy cũng sẽ giải phóng được chất dinh dưỡng, để cho bộ rễ của hoa cỏ rau củ hấp thụ. Cây phát triển rất tốt, lá xanh mơn mởn, cành lá cứng cáp, hoa nở những đóa rất to.

     

    Những bạn nào có hứng thú, tôi khuyên bạn nên dùng loại hoa cỏ bình thường áp dụng thử, thử nghiệm với nồng độ ít, và cần phải ở nơi thông thoáng, trong nhà thì không nên thử. Sau mấy ngày tưới hỗn hợp trứng gà đều cần phải giữ khô thoáng. Vì phân hủy vi sinh vật cần tiêu hao oxy, đất trong chậu quá ẩm không thoát khí, sẽ làm cho rễ của hoa cỏ thiếu oxy.

     Nguồn: DKN.tv

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU