Trung Quốc dự kiến đưa sầu riêng “nhà trồng” ra thị trường trong tháng 7 tới, bên cạnh hai nguồn cung chính là Thái Lan và Việt Nam.
Theo tờ South China Morning Post, sầu riêng trồng tại đảo Hải Nam (Trung Quốc) sẽ ra thị trường vào tháng 7 tới, với sản lượng trong năm nay ước đạt 200 tấn.
Năm ngoái, báo chí Trung Quốc đã đưa tin về loại sầu riêng được trồng tại hòn đảo nhiệt đới Hải Nam, nơi duy nhất của Trung Quốc có khí hậu thuận lợi cho loại trái cây vua. Tuy nhiên năm ngoái, dưới ảnh hưởng của các cơn bão, sầu riêng Hải Nam chỉ cho sản lượng ở mức 50 tấn, tương đương 0,005% tổng lượng sầu riêng được tiêu thụ ở Trung Quốc.
Sầu riêng Hải Nam thu hoạch trong năm ngoái. |
Bên cạnh ăn tươi, một số nhà sản xuất Trung Quốc đã đưa sầu riêng vào chế biến các sản phẩm như bánh ngọt, trà sữa, cà phê, thậm chí cả lẩu. Những món ăn này có giá cả phải chăng hơn sầu riêng tươi và ngày càng trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng trẻ tuổi.
“Trung Quốc có rất ít đất canh tác để trồng sầu riêng. Trong tương lai, đất nước cần mở rộng thêm ngành chế biến sầu riêng, tạo chuỗi công nghiệp hoàn chỉnh với Đông Nam Á và cùng khai thác thị trường”, Phùng Tuyết Kiệt đến từ Viện cây ăn quả nhiệt đới Trung Quốc cho biết.
Theo tờ China Daily, tỉnh Hải Nam đang cố gắng hoàn thiện nhà máy chế biến sầu riêng đầu tiên vào tháng 8/2024. Đây cũng là nhà máy chế biến sầu riêng đầu tiên của Trung Quốc.
Hoàng Kinh Quân, Chủ tịch Học viện Khoa học Nông nghiệp Hải Nam, nói rằng tỉnh Hải Nam nên mở rộng chuỗi công nghiệp để nâng cao giá trị sản phẩm sầu riêng và nuôi dưỡng thương hiệu địa phương.
“Hải Nam nên phát triển ngành công nghiệp chế biến sầu riêng dựa trên quy mô sản xuất, để kéo dài chuỗi công nghiệp sản phẩm này và tăng giá trị gia tăng của chúng”, Hoàng Kinh Quân nhấn mạnh.
Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Trong năm ngoái, đất nước tỷ dân đã nhập khẩu 1,4 triệu tấn sầu riêng, tăng gần 70% so với năm trước đó. Nguồn cung sầu riêng chính cho thị trường Trung Quốc là Thái Lan và Việt Nam.
Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy, năm 2022, Thái Lan chiếm 95% lượng sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng từ Việt Nam, con số này đã giảm xuống còn 65% vào năm ngoái.
Người dùng trải nghiệm sầu riêng Trung Quốc vào năm 2023. |
Tuần trước, Cục quan hệ công chúng của Chính phủ Thái Lan cho biết quốc gia này đang chuẩn bị đưa ra các tiêu chuẩn mới cho xuất khẩu sầu riêng “để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu”. Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã soạn thảo các quy định “nhắm vào” việc bán sầu riêng chưa chín “không đạt tiêu chuẩn”.
Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc tế tại Đại học Chulalongkorn (Bangkok) đánh giá, việc chính phủ Thái Lan tập trung vào chất lượng là hợp lý vì sầu riêng của nước này vốn đã có tính cạnh tranh tương đối về chất lượng và giá cả.
“Doanh số bán sầu riêng đang nhanh chóng trở thành nguồn thu nhập xuất khẩu chính của Thái Lan”, vị này cho biết.
Về phía Việt Nam, năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 600.000 tấn sầu riêng, mang về kim ngạch 2,2 tỷ USD. Tuy nhiên, hiệu ứng tăng xuất khẩu đang tạo nên cơn sốt mở rộng diện tích, phá vỡ quy hoạch trên diện rộng. Vì vậy, chủ trương của Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn là phát triển ngành sầu riêng theo hướng bền vững, không mở rộng diện tích, đặc biệt tại những vùng thổ nhưỡng không phù hợp,
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung, nhấn mạnh, đảm bảo chất lượng sầu riêng xuất khẩu là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay để sầu riêng Việt Nam đứng vững được trên thị trường thế giới, nhất là thị trường Trung Quốc, trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Thái Lan, Malaysia…
Thứ trưởng Hoàng Trung yêu cầu Cục Trồng trọt phải nhanh chóng chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát diện tích sầu riêng hiện tại để có phương án tổ chức sản xuất hợp lý; xây dựng và ban hành bộ quy chuẩn kỹ thuật cho trái sầu riêng tươi để làm cơ sở đánh giá chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu.
Trước viễn cảnh thị trường “dư thừa sầu riêng”, tránh phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu, Việt Nam không chỉ làm việc với phía Trung Quốc mà còn làm việc với Ấn Độ - quốc gia đông dân nhất thế giới để xúc tiến xuất khẩu sầu riêng qua đây.
Nguồn: baodautu
Băng keo tháp ghép cây - co giãn, tự dính, chống nước mưa & tự hủy
Được canh tác trong một vùng đất phù sa cù lao bằng phương pháp hoàn toàn tự nhiên, không phân thuốc hóa học và gần như ...
Nội dung sách có 09 chương: giới thiệu về tình hình sản xuất, tiêu thụ, nguồn gốc và phân bố; giống; đặc điểm ra hoa, phát triển trái; dinh ...
Không chỉ là loại chậu trồng đơn giản, tiện lợi (lắp ráp) mà tháp trồng rau hữu cơ còn là giải pháp 3 trong 1 - vừa là hệ thống xử lý giác ...
Dư lượng thuốc BVTV (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh hại dùng trong nông nghiệp) là một trong những vấn đề nhức nhối và ...
Đối với các loại hoa trồng trong chậu tết thì thời gian sinh trưởng chỉ kéo dài hơn 2 tháng. Do đó, lượng dinh dưỡng đầy đủ và cân đối ngay ...