• Cùng nhau chung tay GIEO & GẶT

    Phần 2. Các nguyên lý gốc - Chủ đề: Công đức, Phước đức và Tổng nghiệp

    Hàng ngày chúng ta thấy có những người giàu sang, xinh đẹp và có cuộc sống đủ đầy hạnh phúc, nhưng bên cạnh đó cũng có những người vất vả kiếm miếng ăn, cuộc sống khó khăn và tâm không được an… tất cả là do họ có công đức phước đức nhiều hay ít mà có cuộc sống như ý hay bất như ý. Khi chúng ta đến với cuộc đời này, mỗi người chúng ta đều mang theo tổng nghiệp trong đó có tổng nghiệp thức, tổng nghiệp duyên và tổng nghiệp quả. Những tổng nghiệp này như thế nào, tốt hay xấu đều do công đức phước đức quyết định. Chính vì vậy mà muốn có cuộc sống tốt đẹp chúng ta phải luôn tích tạo công đức phước đức.!

    Thông qua con người để chúng ta tích tạo công đức phước đức. Vậy cỗ máy công đức phước đức là gì? Là sự vận hành tự động, như những mắt xích trong hệ thống của một cỗ máy chạy tự động.

    Làm thế nào để trở thành cỗ máy công đức phước đức?

    Cách tạo cũng như bảo vệ Công đức phước đức như thế nào? Mời các bạn chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

     

    ĐỊNH NGHĨA VỀ 3 KHỐI:

    ÁC ĐỨC chứa trong vỏ bọc tánh người tương ứng với điện từ âm. Làm cho người khác đau khổ thì tích ác đức. Nếu trong cuộc sống mà làm mãi vẫn chật vật không phát triển được thì chứng tỏ đang thiếu phước báu nên cần tích tạo phước báu. “Phước tác tạo tích đủ sẽ nảy chồi phúc phận.”

    PHƯỚC ĐỨC chứa trong vỏ bọc tánh người tương ứng với điện từ dương. Làm cho người khác vui vẻ thì tích được phước đức. Hay còn gọi là giúp cho người khác thoả mãn cái THAM và TƯỞNG về Tài, Sắc, Danh, Thực, Thuỳ thì tích được phước đức. Những người có phước đức cuộc sống vật chất luôn đủ đầy và mọi việc đều rất hanh thông thuận lợi làm gì cũng được nhiều người giúp đỡ và trợ lực. Có phước ở lĩnh vực gì thì làm luôn thành công ở lĩnh vực đó.

    CÔNG ĐỨC chứa trong vỏ bọc tánh chân thật tương ứng với điện từ quang hay còn gọi là điện từ cân bằng. Giúp cho người khác nhận được sự chân thật nơi chính mình, nhận được tánh không của nội tâm từ đó đứng trên vấn nạn phát sinh thì tích tạo được một ít công đức. Theo hệ quy chiếu của nhà Phật thì giúp cho con người giác ngộ giải thoát thì tích được công đức vô lượng.

    CÁCH NHẬN BIẾT NHỮNG VIỆC LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG ĐỨC PHƯỚC ĐỨC CỦA CHÚNG TA:

     

    PHƯỚC ĐỨC: như một núi tiền, một que diêm cũng có thể đốt cháy. Những điều sau ảnh hưởng đến phước đức:

    OÁN TRÁCH:

    Người phụ nữ DỄ sinh OÁN TRÁCH, bởi vì cấu trúc cơ thể người phụ nữ 45% là điện từ dương, 55% là điện từ âm nên người phụ dễ tích âm, dễ mất PHƯỚC ĐỨC do OÁN TRÁCH (đang âm nhiều mà tích thêm âm nên như châm dầu vào lửa). 

    Người đàn ông mà OÁN TRÁCH -> NHANH mất phước đức do đàn ông tạng người dương, oán trách năng lượng âm nên từ dương sẽ chuyển qua âm nên nhanh mất phước báu.

    TRÂN TRỌNG BIẾT ƠN là đối trọng của Oán trách.

    NGẠO MẠN ( tự cao tự đại)

    Ảnh hưởng đến phước báu, người PHỤ NỮ mất phước báu NHANH nhất là do NGẠO MẠN vì đang âm, lên cân bằng lên dương cái  là ngạo mạn dễ xuất hiện ngay và vút lên CỰC DƯƠNG, ngay giây phút đó nó chuyển sang ÂM theo nguyên lý DƯƠNG QUÁ HÓA ÂM, ÂM QUÁ HÓA DƯƠNG.

    Người đàn ông DỄ mất PHƯỚC ĐỨC do NGẠO MẠN, do đàn ông (+) nhiều nên khi ngạo mạn tích dương dễ, dương nhiều quá hóa âm.

    Thời này theo nhà Phật là thời Mạt Pháp trái đất phát triển mạnh điện từ âm nên người phụ nữ được tôn trọng ngày càng nhiều. Hiện nay phụ nữ dần xem thường đàn ông, nhưng hiện nay chưa mạnh lắm. Đến vài chục năm nữa tính âm này càng mạnh, người phụ nữ lại càng mạnh lên, sự xem thường sẽ càng mạnh dữ, sự ngạo mạn sẽ đánh đổ tất cả phước báu.

    KHIÊM TỐN là đối trọng của Ngạo mạn.

     SÂN SI (giận dữ, mê muội) nam nữ đều bị mất phước đức như nhau.

     TÀ DÂM: nam nữ bị mất phước báu như nhau nhưng do định kiến xã hội của phương Đông thì người nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn, phương Tây đỡ hơn.

    Ngón trỏ: đại diện nội tiết tố nữ, ngón Đeo nhẫn đại diện nội tiết tố nam -> ngón đeo nhẫn cao hơn ngón trỏ là nam tính. Khi điện từ âm dương thay đổi, tương quan chiều cao ngón tay sẽ thay đổi. TAY TRÁI là quá khứ, TAY PHẢI là hiện tại.

    ÁC Đ ỨC: như núi lửa, làm gì tích ác đức cũng bị đốt cháy hết phước đức. Trong việc nuôi dạy con trẻ cần chú ý để không dính mắc vào việc con làm mà vô tình tích ác đức cho con. Người trong gia đình hay để ý những lỗi lầm của nhau mà ghim lại là cũng đang tích ác đức cho nhau mà không biết. Chúng ta hay có xu hướng bao dung cho người ngoài mà không bao dung cho người nhà nên đã giúp nhau tích ác đức vì vậy mà mối quan hệ ngày càng đi vào ngõ cụt nếu không biết cách dừng lại và đưa sự trân trọng biết ơn vào để thay đổi tâm thái và từ đó thay đổi mối quan hệ được tốt đẹp hơn!

    Khối Ác Đức và Phước Đức chứa trong vỏ bọc tánh người.

    CÔNG ĐỨC: Chứa trong vỏ bọc tánh chân thật. Như núi vàng, khó bị đốt cháy nhưng dễ bị bôi đen. Chấp kiến sẽ bôi đen công đức. Con người phải mở rộng đầu óc để có trí tuệ, chấp kiến sẽ làm con người ko học hỏi thêm đc, trí tuệ ko phát triển được.

    ĐỨC TRỌNG QUỶ THẦN KINH (quỷ thần phải kinh sợ trước người có công đức, phước đức lớn) -> Ở bề nổi, một người có công đức, phước đức dễ được người ta kính trọng, đi đâu, làm gì cũng thuận lợi hơn người bình thường. Ở bền chìm, nghĩa là Công Đức sâu dày thì vòng trong SỰ CHÂN THẬT nó sáng nên nghiệp xấu không trổ được.

    TỔNG NGHIỆP:

     TỔNG NGHIỆP THỨC. TỔNG NGHIỆP DUYÊN VÀ TỔNG NGHIỆP QUẢ.

    Tổng nghiệp chứa trong TÀNG THỨC hay còn gọi là TIỀM THỨC do HUÂN TẬP (tích lũy vào) của NGHE THẤY NÓI BIẾT thông qua lớp TÁNH và lớp TÌNH của con người (vd THỌ thu vào) của hằng hà sa số đời. KHOA HỌC không giải thích được nhưng nhà PHẬT giải thích được chỗ này. ​

    Có 3 loại tổng nghiệp:

    Tổng Nghiệp Thức: tổng tất cả những gì chúng ta hiểu biết trong quá khứ hay là tổng các hiểu biết cho chúng ta ở hằng hà sa số đời. Nó quy định trình độ học vấn, những kiến thức ta sẽ có được trong cuộc đời này.

    Tổng Nghiệp Duyên: tổng tất cả các mối nhân duyên của chúng ta trong hằng hà sa số đời. Nó quy định tất cả những con người ta gặp trong cuộc đời này. Quá khứ, hiện tại và tương lai!

    Tổng Nghiệp Quả: tổng tất cả thành quả, kết quả của chúng ta trong hằng hà sa số đời. Nó quy định tất cả những gì chúng ta có được trong cuộc đời này từ đôi dép đến ngôi nhà, Chính tổng nghiệp quyết định chúng ta sanh ở đâu, quê hương là chỗ nào,... Chúng ta bị hoàn toàn chi phối bởi tổng nghiệp. Cho nên, chúng ta không nên oán trách bất cứ ai hay điều gì đến với cuộc đời của chúng ta. Bởi cuộc sống của chúng ta như thế nào là do tổng nghiệp quyết định. Khi chưa có tư duy thì cuộc đời do tổng nghiệp quyết định nhưng khi có tư duy rồi cũng do tổng nghiệp quyết định nhưng được chọn lựa theo mong muốn.

    Và chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên lý hoạt động của tiềm thức vào phần tiếp theo..

    Khi chưa có TƯ DUY thì cuộc đời của con người do TỔNG NGHIỆP quyết định; sau khi có TƯ DUY, cuộc đời con người vẫn do TỔNG NGHIỆP quyết định nhưng được quyền lựa chọn tổng nghiệp phù hợp với mong muốn của mình.


    HLV Liên Phạm

    thantamtri.club

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU