Canh tác hữu cơ là gì?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nông nghiệp hữu cơ. Chẳng hạn, theo IFOAM thì nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất để duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người.
Nó dựa vào quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và chu kỳ thích nghi với điều kiện địa phương chứ không phải là việc sử dụng các yếu tố đầu vào với các hiệu ứng bất lợi.
Nông nghiệp hữu cơ kết hợp truyền thống, đổi mới và khoa học có lợi cho môi trường, chia sẻ và thúc đấy các mối quan hệ công bằng và một cuộc sống chất lượng cho tất cả các bên liên quan. Và còn rất nhiều khái niệm hay định nghĩa khác nhau về nông nghiệp hữu cơ nhưng nhìn chung các khái niệm đều chủ trương theo hướng giảm thiểu tối đa hoặc không dùng giống cây trồng vật nuôi biến đổi gen, phân bón vô cơ, hóa chất tổng hợp hoặc chất kháng sinh.
Và cũng có thể ví von một cách dân dã và hình tượng như thế này:
CANH TÁC HỮU CƠ = “ĂN CHAY + CHỮA BỆNH BẰNG ĐÔNG Y”
Về chứng nhận hữu cơ
Hiện nay, trên thế giới hầu như ở đâu phong trào làm nông nghiệp hữu cơ cũng được coi trọng. Tại mỗi nước hoặc mỗi khu vực đều có những tổ chức, hiệp hội và cơ quan đại diện đứng ra hỗ trợ, đào tạo và chứng nhận cho nông dân của họ giúp việc sản xuất ra nông sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ hoặc làm căn cứ chuẩn mực cho thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ của họ.
Tại các nước phát triển như Mỹ, châu u, Nhật Bản và nhiều nước có thể tồn tại một hoặc nhiều chứng nhận hữu cơ khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là:
Ở Việt Nam phong trào làm nông nghiệp hữu cơ có từ rất lâu dù đã bị mai một và quên lãng đi do cuộc cách mạng hóa học những năm gần đây. Tuy nhiên, do những mặt trái của canh tác hóa học và xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hữu cơ nên chính phủ Việt Nam cũng đã ra đời bộ tiêu chuẩn cho nông nghiệp hữu cơ với tên gọi là TCVN11041:2017.
Lợi ích của canh tác hữu cơ là gì?
Khi chúng tôi gặp gỡ bà con nông dân, chủ trang trại và nói về việc giúp họ sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ (Organic), mọi người thường hỏi chúng tôi, "Tại sao phải canh tác hữu cơ? Tại sao nông sản của chúng tôi cần phải được chứng nhận? Chúng tôi chỉ cần thị trường đầu ra cho nông sản hay những câu hỏi kiểu như nếu làm chứng nhận hữu cơ thì nông sản của tôi sẽ bán giá bao nhiêu...?" Khi ấy bất chợt chúng tôi liên tưởng ngay tới câu chuyện giữa con gà và quả trứng cái nào có trước? Có thể mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau và bắt đầu từ những giả định khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ của những chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia về xây dựng thương hiệu thì dường như mọi người đều cho rằng chúng ta nên bắt đầu từ một "giả định" đó chính là chủ động trước. Vì nó thể hiện một lối suy nghĩ tích cực, chủ động và cách làm ăn bài bản. Tất nhiên, vẫn có những người đi theo quan điểm là chờ thị trường có trước và thông thường đa số họ sẽ bị rơi vào tình huống "Trâu chậm uống nước đục hay nằm chờ sung rụng".
Mặt khác, nếu canh tác theo hướng hữu cơ chúng ta có thể mang lại rất nhiều lợi ích khác. Chẳng hạn, bảo vệ sức khỏe, làm tăng chất lượng nông sản, giúp việc sản xuất nông nghiệp bền vững hơn, cải thiện môi trường và làm tăng giá trị nông sản.
Các yêu cầu căn bản trong sản xuất hữu cơ
1. Yêu cầu cơ bản về vùng trồng
- Lựa chọn vùng trồng: vùng trồng hữu cơ cần đảm bảo không bị ô nhiễm (đất, nước, không khí). Vùng trồng cần được cách ly và có ranh giới rõ ràng với các nguồn gây ô nhiễm.
- Nước tưới: Tất cả các tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ đều không cho phép sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đặc biệt là không bị nhiễm kim loại nặng. Đối với tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam thì nước sử dụng trong sản xuất hữu cơ phải đáp ứng yêu cầu hiện hành (Tham khảo: QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt và
QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất).
- Khu vực trồng trọt hữu cơ và đồng cỏ hoặc vùng đất dự kiến dùng để trồng cây làm thức ăn chăn nuôi cần trải qua giai đoạn chuyển đổi (Sẽ giới thiệu sâu ở phần sau).
Ngoài ra, việc duy trì sản xuất hữu cơ, sơ chế, đóng gói, vận chuyển và dán nhãn cũng cần tiến hành theo quy chuẩn của sản xuất hữu cơ.
2. Vấn đề giống
Về cơ bản hầu hết tất cả các tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ đều không cho phép sử dụng hạt giống biến đổi gien hay đã qua xử lý hóa chất hoặc chất phóng xạ. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện địa phương mà sẽ có cách áp dụng phù hợp.
3. Vấn đề dinh dưỡng
- Quản lý dinh dưỡng cần theo hướng bảo tồn hoặc tăng cường độ màu mỡ và sức khỏe cho đất và cây trồng. Tránh làm xói mòn đất. Trồng xen canh với cây họ đậu (cây lâu năm) và luân canh với cây họ đậu (cây ngắn ngày). Đối với phân hữu cơ thì cần tuân thủ đúng quy định của từng loại chứng nhận. Sau đây là bảng tóm tắt yêu cầu của một số chứng nhận phổ biến hiện nay:
- Sản xuất hữu cơ không sử dụng: (1) Phân bón tổng hợp; (2) Phân bón hòa tan bằng phương pháp hóa học; (3) Không dược bón dư thừa dinh dưỡng.
4. Vấn đề bảo vệ cây trồng (phòng trừ dịch hại)
Nhìn chung tất cả các tiêu chuẩn đều chủ chương phòng trừ sinh vật hại bằng các biện pháp sinh học hạn chế tối đa (hoặc không) dùng biện pháp hóa học. Sản xuất hữu cơ duy trì và thúc đẩy đa dạng sinh học hơn là thâm canh hay độc canh.
6. Các yêu cầu cơ bản khác
6.1. Sự lây nhiễm chéo:
NOP và JAS xác định rõ ràng rằng các vùng đệm được thiết lập giữa các cánh đồng hữu cơ và thông thường.
EU - Reg. (EC) 889/08 yêu cầu các nhà vận hành phải có "biện pháp phòng ngừa ... để giảm nguy cơ ô nhiễm", bao gồm sự cần thiết phải phân tách các cánh đồng hữu cơ khỏi các cánh đồng thông thường, bất cứ khi nào có nguy cơ trôi giạt thuốc trừ sâu vào.
Trong khi đó, theo TCVN 11041-2:2017 thì các vùng đang và đã chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ không được xen lẫn giữa các phương thức sản xuất hữu cơ và phương thức sản xuất theo tập quán cũ (sản xuất thông thường). Khu vực áp dụng phương thức sản xuất hữu cơ phải tách biệt hoàn toàn với các khu vực không sản xuất hữu cơ bằng các hàng rào vật lý hoặc rải cách ly sinh học là các giống cây khác nhau.
6.2. Hồ sơ ghi chép:
Chi tiết tham khảo TCVN11041:2017: xem Mục 5.6
Trước khi cuộc đánh giá đầu tiên diễn ra, trang trại phải đưa ra kế hoạch quản lý hữu cơ đến người xác nhận; Kế hoạch này phải được cập nhật hàng năm.
Nhật ký trang trại cần được lưu giữ, ghi chép các hoạt động chính trên từng lô sản xuất.
Hoá đơn mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống ... phải được đệ trình khi đánh giá
Số lượng thu hoạch phải được ghi nhận cho mỗi vụ.
Trang trại cần ít nhất một hệ thống lưu trữ hồ sơ đơn giản để bán các sản phẩm hữu cơ.
Ngoài ra, JAS yêu cầu phải có hồ sơ ghi chép về “grading”: trước khi bán sản phẩm có logo JAS, nhà sản xuất phải kiểm tra lại và ghi lại các tiêu chuẩn JAS.
6.3 Sự hiểu biết:
Nông hộ phải giữ bản sao các tiêu chuẩn tương ứng và phải nghiên cứu chúng.
Nông dân cần có đủ hiểu biết về các quy tắc và kỹ thuật canh tác hữu cơ
QNQ.vn
Băng keo tháp ghép cây - co giãn, tự dính, chống nước mưa & tự hủy
Được canh tác trong một vùng đất phù sa cù lao bằng phương pháp hoàn toàn tự nhiên, không phân thuốc hóa học và gần như ...
Nội dung sách có 09 chương: giới thiệu về tình hình sản xuất, tiêu thụ, nguồn gốc và phân bố; giống; đặc điểm ra hoa, phát triển trái; dinh ...
Không chỉ là loại chậu trồng đơn giản, tiện lợi (lắp ráp) mà tháp trồng rau hữu cơ còn là giải pháp 3 trong 1 - vừa là hệ thống xử lý giác ...
Dư lượng thuốc BVTV (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh hại dùng trong nông nghiệp) là một trong những vấn đề nhức nhối và ...
Đối với các loại hoa trồng trong chậu tết thì thời gian sinh trưởng chỉ kéo dài hơn 2 tháng. Do đó, lượng dinh dưỡng đầy đủ và cân đối ngay ...