• Cùng nhau chung tay GIEO & THU HOẠCH

    Phần 4. Hành trình chuyển hóa Tâm thức - Chủ đề: Thực hành thiền đúng tư thế & Sử dụng hơi thở triệt để

    Mục đích & Yêu cầu:

    • Giúp cho người tập luyện hiểu và tự kiểm tra tư thế ngồi thiền (tọa thiền)
    • Dùng ý thức vận hành vào thân và tư thế ngồi. Khi thân được dùng đúng sẽ giúp ý thức phát triển.
    • Người tập luyện phải tuân thủ đúng cách, không bỏ sót.
    • Chậm rãi, từng phần kiến thức được hướng dẫn.
    • Luyện tập liên tục, không đứt quãng (buổi tập buổi không).

    Thiền là gì - Tính chất và trạng thái của Thiền?
    Thiền là gì? Có nhiều khái niệm và hệ phái, nhưng:

    • Ý nghĩa chữ “không” của thiền có nghĩa là Bát nhã
    • Dùng Thiền quán Thân+Tâm+Trí = Phát triền
    • 5 Trạng thái thiền: Đi - Đứng - Nằm - Ngồi - Ngủ
    • Luôn ý thức cả ngày 5 trạng thái dưới hai dạng Động và Tĩnh!
    • Nhằm phát huy ý thức, kể cả trong lúc ngủ một cách chủ động.

    Thiền luôn bị tấn công quấy phá bởi các yếu tố bên ngoài và ngay bên trong bản thân:

    • Trí nhớ - Kiến thức
    • Ký ức - Kỷ niệm
    • Vui - Buồn
    • Thù - Hận

    Và gọi chung là Tạng thức

    • Làm sao kiểm soát được thời kỳ tán loạn?
    • Lối sống, Từ bi, Hỷ xả, Làm lành, Phóng sanh = Tạng thức đẹp

    III. Ngồi thiền đúng cách
     

    Tượng yoga thiền nhiều tư thế màu trắng đen sang trọng ý nghĩa - Đen - Ngồi  thiền | CẢNH ĐÔNG | Tiki

    Chuẩn bị:

    • Chọn chỗ ngồi thoáng mát, sạch sẽ, không khí trong lành
    • Thời gian ngồi thiền là sau ăn 2 giờ (không no, không đói, nên uống 1 cốc nước)
    • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, trang phục phù hợp

    Khởi động:
    Tùy theo từng người: Quyền hoặc các động tác khởi động cơ bản,

    • Giãn cơ toàn thân
    • Không quá sức
    • Nghĩ (thư giản) khoảng 30s - 60s

    Ngồi thiền và kiểm tra tư thế ngồi

    • Chuẩn bị một tấm thảm lót mỏng
    • Có thể ngồi bán già hay kiến già, nhưng mông, cạnh đùi và một phần đầu gối phải bám xuống sàn. Hai tay đặt lên nhau và ở vị trí huyệt đan điền.
    • Kiểm tra hướng ngang: Du người sang trái và phải. Ý tập trung vào hai đầu vai sao cho thành một mặt phẳng với 2 xương hông. Hai mắt nhắm hờ. Nhìn vào sống mũi thẳng xuống đan điền.
    • Kiểm tra hướng dọc: Đưa đầu lưỡi sao cho không đụng vào răng. Xác định khoảng cách đan điền đến đầu xương cùng. Sau đó, ngả người nhẹ về sau và gấp người về phía trước với chu kỳ nhỏ dần để tìm điểm cân bằng.
    • Mắt mờ nhẹ. Nhìn vào một điểm sáng song song với mặt đất
    • Nhìn vào màn đêm sương mù
    • Nhìn vào vách (diện bích)
    • Nhìn ánh lưu bằng trí nhớ
    • Phong cách chìu tượng
    • Cầu kinh
    • Nhìn bằng bắt thấy bằng não

    IV. Thở đúng cách khi ngồi thiền

    • Điều khí, dưỡng khí, vận khí
    • Khí là hơi thở
    • Tập thở đúng cách là giúp cho cơ thể thải hết khí độc và tận dụng triệt để khí oxy hít vào để nuôi cơ thể.
    • Hít vào: sau khi đã kiểm tra Thân - Ý như bước trên. Người tập từ từ hít vào bằng mũi. Rướn nhẹ người, mông, ngực và bụng sao cho hơi hít vào nhiều nhất. Giữ hơi thở khoảng 3s.
    • Thở ra: Từ từ thở ra bằng mũi và miệng (miệng chỉ khép hờ).

    Lưu ý: Lượng hơi thở từ lúc bắt đầu cho tới khi hết phải bằng nhau (không để khí dư hay thiếu hụt). Hạ lồng ngực xuống và ép bụng lại theo hơi thở để ép hết hơi trong phổi ra ngoài (15-20 lần).
    Ban đầu hơi khó cho ngực và bụng kết hợp và có cảm giác bị hụt hơi. Do đó, ban đầu phải dùng ý để thở, sau quen rồi hơi thở sẽ tự nhiên.
    Nghe hơi thở vào tới đầu - phần nào của ngực và bụng. Người tập lâu ngày có thể nghe và kiểm soát được bụng dưới.
    V. Kiểm tra và nhận kết quả:

    • Ngủ ít hơn nhưng vẫn tỉnh táo, giấc ngủ sâu, không mộng mị
    • Không bị giật mình. Hơi thở điều hòa nhanh. Không bị lo âu hồi hộp
    • Đi lên cầu thang… không bị hụt hơi
    • Do có chuẩn bị thiền từ 5 trạng thái. Do đó, có lối sống tích cực
    • Tương tác của người tập thiền với người xung quanh có nhân bản riêng và không bị phụ thuộc (độc lập), nhưng cũng không bị tách rời.

    CS Lò Văn Trọng

    CLB3T

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU