• Nguyên lý của sự phát triển bền vững

    Phần 2. Căn nguyên đến từ công nghiệp hóa

    Đồng thời với sự xuất hiện của các vấn nạn mang tên thời đại thì có thể nhận thấy ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống đều ghi nhận những thông tin liên quan tới quá trình công nghiệp hóa. Từ ngành năng lượng và khai khoáng, ngành xây dựng, ngành nông nghiệp thực phẩm, và y dược... đều kèm theo từ khóa là công nghiệp hóa. Hai khái niệm công nghiệp và hóa chất luôn song hành và liên quan mật thiết với nhau gây ra những hiểm họa của thời đại. Nó len lỏi và can thiệp vào tất cả các lĩnh vực và khía cạnh của cuộc sống. Từ ngành nông nghiệp, thực phẩm cho tới ngành xây dựng, khai khoáng, hóa dầu, dệt may cho tới ngành làm đẹp và chăm sóc sức khỏe.

    1) Công nghiệp: 

    Dù ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào thì nỗi đau hay căn bệnh mang tên thời đại này vẫn bắt nguồn từ những vấn đề hết sức căn cơ đó là quá trình công nghiệp hóa. Từ khóa công nghiệp xuất hiện như một hiện tượng phổ biến và khắp toàn toàn cầu. Đồng thời với tiến trình công nghiệp hóa thì cuộc cách mạng hóa học hay hóa chất tổng hợp cũng được sản xuất phổ biến và sử dụng tràn nan vào mọi khía cạnh của cuộc sống.

    Phần 2. Căn nguyên từ công nghiệp hóa

    Muốn hiểu rõ nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới vấn nạn của mọi vấn nạn từ những bất cập phi lý trong ngành nông nghiệp, thực phẩm mất an toàn, ô nhiễm môi trường sống, bệnh dịch và sức khỏe thì cần hiểu rõ về bản chất của công nghiệp và công nghiệp hóa (industrialization).

    Ngay từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, khi ngành công nghiệp mới manh nha hình thành người ta đã sản sinh ra các máy móc hòng chuyện biệt hóa mọi thứ và chỉ mong muốn tăng năng suất tối đa. Những thước phim về vua hài Sac Lô chỉ làm một việc duy nhất vặn ốc vít tới mức sinh ra tật về cứ lấy tay "vặn ốc vít với vợ" hay lúc ăn thì lại đứng im để máy đưa thức ăn tới tận miệng tuy mang tính hài hước nhưng lại phản ánh rất thực về mặt trái của cái nền công nghiệp hóa.

    Ngành nông nghiệp tưởng là ngành "phi công nghiệp" thì sẽ miễn nhiễm với cuộc cách mạng công nghiệp. Nhưng xin thưa công nghiệp hóa đã can thiệp mọi công đoạn. Làm đất thì bằng máy móc cơ giới nặng nề làm chai cứng đất. Kiểm soát cỏ dại một cách triệt để bằng hóa chất diệt cỏ thay vì làm bằng tay. Gia xúc, gia cầm bị nhốt chen chúc và chặt trội trong một không gian nhỏ hẹp. Chỉ ăn thức ăn chế biến sẵn bằng công nghiệp và sử dụng kháng sinh tràn lan.

    Tây Ninh tồn đọng hơn 1 triệu con gà công nghiệp

    Ngành y - một đối tượng nhạy cảm nhất đó là việc chăm sóc sức khỏe cho con người tưởng chừng bị miễn nhiễm với công nghiệp hóa? Nhưng xin thưa không hề! Ở các nước phương tây, chỉ cần đau nhức hay cảm sốt là được bác sỹ kê toa với các loại thuốc gỉam đau hóa học. Việc khám chữa bệnh khác hẳn phương pháp đông Y - chủ trị bằng bắt mạch, trâm cứu và cho dùng thuốc có nguồn gốc thảo mộc kết hợp với chế độ dinh dưỡng nhằm bồi bổ tăng sức khỏe cho bệnh nhân tự phục hồi. Tây y thì lại có xu hướng dựa vào máy móc và các thiết bị thay cho kỹ năng và kinh nghiệm chuẩn trị của thầy thuốc. Xử lý vấn nạn ung thư ngày càng tăng thì người ta sẽ dùng phương pháp hóa trị và xạ trị hoặc không thì cũng bằng phương pháp "dao - kéo trị".

    Biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự lây lan của một số bệnh truyền nhiễm, bao gồm bệnh Lyme, các bệnh lây truyền qua đường nước như Vibrio parahaemolyticus gây nôn mửa và tiêu chảy, và các bệnh do muỗi truyền như sốt rét và sốt xuất huyết. Những rủi ro trong tương lai không dễ lường trước, nhưng biến đổi khí hậu tác động mạnh đến một số khía cạnh quan trọng đến thời gian và địa điểm xuất hiện mầm bệnh, bao gồm cả nhiệt độ và lượng mưa. Để giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, chúng ta nên làm tất cả những gì có thể để giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ.

    Mối quan hệ giữa đô thị hóa và công nghiệp hóa

    Đô thị hóa là một dạng thức khác và khá điển hình về câu chuyện "công nghiệp hóa xã hội". Các phong trào di cư hay đổ xô ra thành thị. Sinh sống trong những khu ổ chuột, chặt chội và ô nhiễm là một khía cạnh cho thấy công nghiệp hóa không tha một lĩnh vực nào cả.

    2) Hóa học:

    Giống như cặp song sinh, cùng với quá trình công nghiệp hóa thì ngành công nghiệp hóa học và các chất tổng hợp được nghiên cứu và phát triển như vũ bão. Vì nếu xem bản chất của công nghiệp là chuyên canh, chuyên nghiệp thì đi với nó tất cả các lĩnh vực liên quan cũng phải công nghiệp hóa theo. Theo đó, từ ngành nông nghiệp thay vì dùng các nguồn cây con giống truyền thống bản địa, dùng các nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên người ta lại sản xuất mọi thứ hàng loạt. Người ta tổng hợp hóa học mọi thứ để đạt tối đa về sản lượng và giảm gía thành sản xuất khiến cho cuộc cạnh tranh trở nên lệch lại và mang hướng hủy hoại sự phát triển bền vững.

    Hiểm họa thực phẩm bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật | Ăn sạch sống khỏe | PLO

    Từ nguyên nhân sai này người ta lại phải dấn tiếp các nguyên nhân sai tiếp hòng đạt được mục tiêu "phi tự nhiên". Khi chăn nuôi, trồng cấy với mật độ thâm canh cao thì dịch bệnh cũng sẽ nhiều hơn. Để kiểm soát dịch bệnh họ sản xuất ra những hóa chất độc hại để kiểm soát dịch hại với mong muốn triệt để và cực đoan. Chính nguyên nhân này lại làm tiền đề sinh ra áp lực dịch bệnh lớn hơn và người ta lại tiếp tục tìm ra những hóa chất độc hại hơn hòng kiểm soát dịch hại và cái vòng luẩn quẩn ấy lại làm cho áp lực sinh tồn giữa các loài và bản thân chính loài người cũng ngày càng trở nên căng thẳng và khốc liệt hơn.

    3. Toàn cầu hóa

    Theo nghiên cứu mới đây nhất của khoa Sức khỏe cộng đồng - Trường ĐH Harvard, Hoa Kỳ, thì biến đổi khí hậu làm thay đổi cách chúng ta liên hệ với các loài khác trên trái đất và điều đó quan trọng đối với sức khỏe cũng như nguy cơ áp lực dịch bệnh của chúng ta.

    Mối đe dọa nào sẽ xuất hiện sau COVID-19? | Khoa Học - Công nghệ

    Toàn cầu hóa đã khiến cho thế giới chyển dịch theo hướng "chuyên môn và tập trung hóa cao độ", chính điều này đã dẫn tới nhiều nơi trên thế giới trở thành công xưởng hay những thành phố "chết chóc" vì ô nhiễm môi trường và nơi khởi phát các ổ dịch bệnh nguy hiểm.

    Khi hành tinh nóng lên, các loài động vật lớn và nhỏ, trên đất liền và dưới biển, đều hướng về các cực để thoát khỏi sức nóng. Điều đó có nghĩa là động vật tiếp xúc với những động vật khác mà chúng thường không làm và điều đó tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập vào vật chủ mới. Nhiều nguyên nhân sâu xa từ biến đổi khí hậu cũng làm tăng nguy cơ đại dịch. Phá rừng, chủ yếu xảy ra cho mục đích nông nghiệp, là nguyên nhân lớn nhất gây mất môi trường sống trên toàn thế giới. Mất môi trường sống buộc động vật phải di cư và có khả năng tiếp xúc với động vật hoặc người khác và chia sẻ mầm bệnh. Các trang trại chăn nuôi lớn cũng có thể là nguồn lây lan bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. Nhu cầu về thịt động vật ít hơn và chăn nuôi bền vững hơn có thể làm giảm nguy cơ bệnh truyền nhiễm mới nổi và giảm phát thải khí nhà kính.

    Nguyễn Văn Quyền (Th.S N.N.H.C)

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU