• TÁM KIẾN THỨC CHỦ ĐẠO - KIM CHỈ NAM CHO MỌI HÀNH ĐỘNG

    Yêu cầu căn bản trong canh tác hữu cơ

    Nếu xem tiêu chuẩn hữu cơ là kiến thức đầu tiên và yêu cầu căn bản của triết lý hữu cơ thì canh tác là kiến thức tổng hợp và xuyên suốt tiến trình làm hữu cơ. Mặc dù giữa các loại chứng nhận vẫn có những điểm khác biệt nhỏ ở một số khía cạnh, xong tính thống nhất và yêu cầu chung về mặt canh tác lại có những bước căn bản và thống nhất rất cao với nhau. Trong số các loại chứng nhận phổ biến nhất hiện nay thì cả 3 loại chứng nhận hữu cơ Châu Âu (EC) 834/07, Mỹ (NOP), Nhật Bản (JAS) được xem là có các yêu cầu canh tác chuẩn mực và được áp dụng phổ biến hiện nay. Từ khâu lựa chọn vùng trồng, lựa chọn giống, vật tư, kỹ thuật canh tác, thời gian chuyển đổi và nhãn mác hữu cơ đều có tính thừa nhận và tương đồng về cùng một bản chất và cùng chung các yếu tố cơ bản về triết lý hữu cơ.

    Chúng ta sẽ nêu khái quát và các yêu cầu cơ bản nhất về kỹ thuật canh tác bằng cách so sánh giữa 3 loại chứng nhận hữu cơ này.

    Nguyên tắc chung trong canh tác hữu cơ

     Tránh sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp, phân bón hóa học và sinh vật biến đổi gen (GMO)
     Bảo vệ môi trường và thúc đẩy đa dạng sinh học
     Sản xuất thực phẩm lành mạnh
     Tái tạo chất dinh dưỡng
     Sử dụng phương pháp thích ứng phù hợp với địa phương.

    1. Dinh dưỡng và độ màu mỡ của đất:

    Đất trồng và nguồn nước tuyệt đối không được bị nhiễm các hóa chất, vi sinh vật độc hại (Coliform, Ecoli,…) và kim loại nặng (As, Pb, Cd, Cu, Hg). Việc này sẽ được xác định chính xác thông qua kết quả phân tích mẫu nước của tổ chức chứng nhận.

    Nếu sau khi phân tích, thành phần nước không gặp phải bất cứ rủi ro nào (không có thành phần độc hại) thì xem như nguồn nước đạt yêu cầu. Ngược lại, nếu kết quả phát hiện có mối nguy ô nhiễm thì chắc chắn rằng trang trại phải thực hiện các hành động khắc phục để cải thiện chất lượng nước tưới; hoặc áp dụng các phương án khác để có được nguồn nước tưới đảm bảo chất lượng.

     Độ màu mỡ của đất cần được bảo tồn hoặc cải thiện
     Canh tác thủy canh thì không được phép
     Cần tránh gây ra xói mòn đất.
     Đối với cây trồng hàng năm, phải có sự luân canh cây trồng rộng rãi, bao gồm cây họ đậu để đảm bảo sự ổn định đạm sinh học
     Đối với cây trồng lâu năm, nếu có thể, cây họ đậu phải trồng trong các không gian xen kẽ.
     Sử dụng phân hữu cơ để duy trì độ màu mỡ của đất:

    Yêu cầu về việc cung cấp dinh dưỡng theo một số tiêu chuẩn chứng nhận EU, JAS, NOP và Việt Nam (TCVN 11041-2-2017):

     Phân hữu cơ từ vật nuôi hữu cơ, vật nuôi truyền thống: EU, JAS chấp thuận và từ chối trang trại nhà máy công nghiệp. Trong khi đó, NOP - chấp thuận đối với phân tươi chỉ đến 3/4 tháng trước khi thu hoạch, sau đó chỉ có phân hữu cơ đã hoai mục có thể được sử dụng.

      Các loại phân bón nitơ (đạm) và superphosphate (lân supe): không được phép sử dụng, kali clorua (từ nguồn khai thác) chỉ được cho phép bởi JAS.

     Quặng phốt phát, kali sunfat và phân bón có chứa yếu tố vi lượng đơn thành phần có thể được sử dụng, trong trường hợp có kết quả phân tích đất hoặc lá cây cho thấy sự thiếu hụt chất dinh dưỡng tương ứng.

     Bón phân hữu cơ và vô cơ không được vượt quá yêu cầu của cây trồng.

    Đọc thêm bài: Phân bón trong canh tác hữu cơ

    2. Phòng trừ sinh học:

     Thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm tổng hợp không được phép sử dụng.

     Cần ngăn chặn dịch bệnh và cây trồng, sử dụng các loại cây phù hợp và các giống kháng sâu bệnh, luân canh cây trồng thích hợp và thúc đẩy sự phát triển các loại thiên địch.

     Vi sinh vật hữu ích như Bacillus thuringiensis: Có thể được sử dụng nếu đáp ứng yêu cầu NOP - 205.206(e) với mục đích phòng ngừa các yếu tố dịch hại cùng các biện pháp cơ giới và vật lý khác.

     Nấm đối kháng Trichoderma spp: Có thể được sử dụng nếu đáp ứng yêu cầu NOP - 205.206(e) với mục đích phòng ngừa các yếu tố dịch hại cùng các biện pháp cơ giới và vật lý khác.

     Sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp trên, chỉ những chất tự nhiên hoặc khoáng chất mới có thể được sử dụng, được đề cập trong Phụ lục II của Quy chế. (EC) 889/08, Phụ lục 2 của Thông báo JAS 1605, tương ứng với Danh mục Quốc gia NOP.

     NOP hạn chế không chỉ các hoạt chất, mà còn là thành phần trơ của các loại thuốc trừ sâu tự nhiên.
     Cỏ dại phải được kiểm soát bằng các phương tiện cơ học hoặc nhiệt độ, thông qua việc canh tác trên đất và luân canh cây trồng đầy đủ. NOP cho phép các chất diệt cỏ thực vật, miễn là chúng tuân thủ Danh mục Quốc gia.

    3. Hạt giống, cây giống và vật liệu nhân giống thực vật:

    Trong canh tác hữu cơ, yêu cầu phải sử dụng hạt giống (cây giống) hữu cơ. Tuy nhiên, nếu đã nỗ lực tìm kiếm nguồn giống hữu cơ mà không có, thì trang trại vẫn được phép sử dụng giống thông thường, nhưng phải là nguồn giống uy tín và chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, được cấp xác nhận và không được xử lý bằng bất kỳ loại hóa chất nào.

    Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không được phép sử dụng hạt giống biến đổi gen (GMO) trong canh tác hữu cơ.

     Cả ba chứng nhận EU, NOP, hay JAS đều yêu cầu nguồn gốc của giống và vật liệu nhân giống thực vật phải là hữu cơ

     Sử dụng hạt giống thông thường hoặc vật liệu giống cây trồng: Nông hộ phải chứng minh là không có hạt giống hữu cơ hoặc vật liệu giống cây trồng.

     Thông tin thêm: Theo tiêu chuẩn EU nông hộ phải nộp đơn xin xác nhận trước khi gieo hạt, nếu không thì cây trồng phải được coi là thông thường (điều này cũng áp dụng cho khoai tây, nhưng không áp dụng đối với các loại vật liệu giống thực vật khác). Trong khi đó, đối với NOP hay JAS không có quy trình bổ sung như vậy.

     Hạt giống có hóa chất bao bọc: EU và NOP không cho phép. Sử dụng chúng sẽ được coi là ứng dụng hoá chất. Đất đai phải trải qua chuyển đổi mới (xem bên dưới). Trong khi đó, JAS được phép nếu hạt giống không được xử lý, hạt giống hữu cơ không có sẵn.

     Hạt giống cho cây trồng hằng năm (vd rau, quả): Với EU và NOP phải là hữu cơ. Nếu không thì thì cây trồng sẽ được xem xét là giống thông thường. JAS thì được phép nếu hạt giống không được xử lý/ hạt giống hữu cơ không có sẵn.

    4. Thời gian chuyển đổi:

    Một trang trại thông thường phải trải qua giai đoạn chuyển đổi, trước khi các sản phẩm có thể được bán như là hữu cơ. Trong thời gian chuyển đổi, tất cả các quy tắc về sản xuất hữu cơ phải được đảm bảo, theo những điều sau:

     Thời gian chuyển đổi: đối với tiêu chuẩn EU và JAS thì quy định cây trồng hằng năm là 24 tháng đến lúc gieo trồng, còn đối với cây trồng lâu năm là 36 tháng đến lúc thu hoạch. Trong khi đó, NOP đều yêu cầu thời gian chuyển đổi là 36 tháng.

     Thời điểm chuyển đổi: Thời điểm chuyển đổi bắt đầu từ khi ngày ký hợp đồng với nhà chứng nhận, hoặc ngày đánh giá đầu tiên. Trong khi đó, NOP áp dụng khi nông hộ quyết định bắt đầu sản xuất hữu cơ và được thể hiện trên nhật ký canh tác.

     Kiểm soát bên ngoài trong quá trình chuyển đổi: EU và JAS yêu cầu thực hiện, còn NOP thì không yêu cầu, nông hộ chỉ cần lưu giữ hồ sơ ghi chép.

     Ngoại lệ: Trong trường hợp có bằng chứng đầy đủ về việc không sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu trong những năm trước, thời gian chuyển đổi có thể được giảm xuống và đều được áp dụng cho cả EU, JAS và NOP.

     Bán sản phẩm trong quá trình chuyển đổi: Đối với EU và JAS thì từ năm thứ hai chuyển đổi, sản phẩm có thể được gắn nhãn là "đang chuyển đổi sang canh tác hữu cơ". Trong khi đó, NOP phải được bán như là sản phẩm thông thường.

    5. Sự lây nhiễm chéo và giải pháp cách ly:

    Nếu trang trại bạn muốn canh tác hữu cơ đang tiếp giáp với các khu vực canh tác thông thường thì bắt buộc bạn phải thiết lập vùng trồng đệm (hàng rào cách ly) cho trang trại để tránh sự lây nhiễm chéo, ngăn ngừa các mối nguy lây nhiễm phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật từ các khu vực đó.

    Thông thường vùng đệm tối thiểu có độ dày là 5 mét, nhưng thông số này sẽ thay đổi tùy vào loại tiêu chuẩn chứng nhận và địa hình thực tế của trang trại.

    Có 2 hình thức vùng đệm cơ bản:

    + Vùng đệm cố định (hàng rào cố định): bờ tường, hàng rào kiên cố,...

    + Vùng đệm sinh học (hàng rào sinh học): cây keo, chuối, muồng hoa vàng,...

     NOP và JAS xác định rõ ràng rằng các vùng đệm được thiết lập giữa các cánh đồng hữu cơ và thông thường.

     EU - Reg. (EC) 889/08 yêu cầu các nhà vận hành phải có "biện pháp phòng ngừa ... để giảm nguy cơ ô nhiễm", bao gồm sự cần thiết phải phân tách các cánh đồng hữu cơ khỏi các cánh đồng thông thường, bất cứ khi nào có nguy cơ trôi giạt thuốc trừ sâu vào.

    Xem thêm chi tiết bài: Giải cách ly (vùng đệm) trong canh tác chuẩn hữu cơ

    6. Đa dạng sinh học và thảm thực vật che phủ:

    Nông nghiệp hữu cơ luôn đề cao nguyên tắc “phòng” hơn “trị”. Để đảm bảo chất lượng nông sản, hữu cơ yêu cầu chỉ nên áp dụng các biện pháp vật lý và sinh học để phòng trừ dịch hại. Khi gieo trồng, nên dùng các giống kháng sâu bệnh, luân canh cây trồng thích hợp và thúc đẩy sự phát triển của các loài thiên địch (trồng cây thu hút thiên địch hoặc xua đuổi côn trùng gây hại như sao nhái, xuyến chi, hương thảo, sả, cây neem, bồ kết,…). Đối với cây trồng hàng năm, nên áp dụng biện pháp luân canh – xen canh cây trồng rộng rãi, trong đó bao gồm các loại cây họ đậu để đảm bảo sự ổn định đạm sinh học. Đối với cây trồng lâu năm, nếu có thể, cây họ đậu nên được trồng xen trong các không gian xen kẽ.

    Khuyến khích tạo lớp che phủ tự nhiên bằng các loại cỏ từ cây phân xanh, rơm rạ, lạc dại,…trong khu vực canh tác nhằm cung cấp chất hữu cơ cho đất, giữ độ ẩm đất và hạn chế cỏ dại một cách hiệu quả. Kết hợp với việc sử dụng phân hữu cơ sẽ giúp duy trì độ màu mỡ cho đất và giảm thiểu nguy cơ bị xói mòn đất.

     Các tiêu chuẩn hữu cơ đòi hỏi phải bảo tồn sự màu mở đất và khuyến khích những cho sự phát triển của thiên địch (xem ở trên). Reg (EC) 834/07 định nghĩa đa dạng sinh học là một yếu tố quan trọng trong canh tác hữu cơ.

    7. Về sản xuất song song:

    Để tránh sự lẫn tạp giữa các loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ, tiêu chuẩn hữu cơ không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm, chẳng hạn như cùng một lúc sản xuất dưa chuột hữu cơ và dưa chuột thông thường. Có thể được chấp nhận chỉ khi các giống được trồng trên ruộng hữu cơ và ruộng thông thường có thể phân biệt được dễ dàng giữa chúng với nhau. Trường hợp này có thể áp dụng cho các giống khoai tây có màu sắc khác nhau ( màu vàng và màu đỏ) hoặc cho cà chua anh đào (cà chua bi làm salad) với cà chua có kích tthước thông thường. Nghĩa là, có thể phân biệt được và tránh sự lẫn tạp.

    Chú ý rằng việc lẫn tạp cũng phải được ngăn chặn trong quá trình lưu kho và vận chuyển. Cho nên, sản phẩm hữu cơ sẽ phải được cất trữ và vận chuyển một cách riêng rẽ và được ghi rõ trên nhãn là “Hữu cơ”.

    8. Hồ sơ ghi chép:

    Do canh tác hữu cơ đòi hỏi sự tỉ mỉ và trình tự logic trong các hoạt động, đặt biệt để tiến hành làm chứng nhận hữu cơ thì việc có một bộ hồ sơ ghi chép là việc làm hữu ích. Sau đây là một số lưu ý căn bản:

     Trước khi cuộc đánh giá đầu tiên diễn ra, trang trại phải đưa ra kế hoạch quản lý hữu cơ đến người xác nhận; Kế hoạch này phải được cập nhật hàng năm.

     Nhật ký canh tác đồng ruộng cần được ghi chép các hoạt động hàng ngày, cụ thể và chính xác trên từng lô sản xuất.

     Hoá đơn mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống ... phải được đệ trình khi đánh giá.

     Số lượng thu hoạch phải được ghi nhận cho mỗi vụ.

     Trang trại cần ít nhất một hệ thống lưu trữ hồ sơ đơn giản để bán các sản phẩm hữu cơ.

     Ngoài ra, JAS yêu cầu phải có hồ sơ ghi chép về “grading”: trước khi bán sản phẩm có logo JAS, nhà sản xuất phải kiểm tra lại và ghi lại các tiêu chuẩn JAS.

    Để hiểu rõ hơn về các loại hồ sơ trong trường hợp tiến hành đăng ký chứng nhận tham khảo thêm bài viết Thành phần hồ sơ chứng nhận

    9. Sự hiểu biết/Kiến thức yêu cầu:

     Nông hộ phải giữ bản sao các tiêu chuẩn tương ứng và phải nghiên cứu chúng.

     Nông dân cần có đủ hiểu biết về các quy tắc và kỹ thuật canh tác hữu cơ.

     Làm hữu cơ cần hiểu rõ 4 Triết lý hữu cơ và 8 Kiến thức chủ đạo. Và nên xem việc làm chứng nhận hữu cơ như tham dự một khóa tu tập thực sự.

    QNQ.vn

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU