• TÁM KIẾN THỨC CHỦ ĐẠO - KIM CHỈ NAM CHO MỌI HÀNH ĐỘNG

    Cân bằng dinh dưỡng - Nguyên lý cái thùng gỗ

    Rất nhiều người đặt câu hỏi rút cục sinh vật cần các chất dinh dưỡng thế nào. Cứ cung cấp thật đật nhiều các chất dinh dưỡng đa lượng là đủ rồi hay chưa? Thực tế có phải như vậy không? Nếu chỉ đơn giản như vậy thì sẽ chẳng có gì để bàn. Nếu tháp dinh dưỡng được xem như lý thuyết căn bản về tầng nhu cầu dinh dường để cung cấp các kiến thức căn bản về số lượng dinh dưỡng cần thiết nói riêng hay nhu cầu năng lượng nói chung của sự phát triển mọi sinh vật, thì nguyên lý "cái thùng gỗ" sẽ trả lời cho câu hỏi tính tương quan qua lại hay vai trò mang tính chức năng giữa các nguyên tố dinh dưỡng. Từ đó, đưa ra một gợi ý mang tính cốt lõi rằng tuy nhu cầu của các chất dinh dưỡng có khác nhau về số lượng, nhưng sự hiện diện và vai trò đóng góp giữa các chất thì lại chưa hẳn tương quan theo mặt số lượng. Theo đó, tuy cần ít về số lượng nhưng nếu thiếu chúng thì mọi thứ có thể trở thành vô nghĩa, đặc biệt là với các chất không thể thay thế.

    Nguyên lý chung:

    Nguyên lý này được nhắc đến từ rất lâu dựa trên một thực tế là từ thời xa xưa các thùng đựng nước thường được làm từ những thanh gỗ ghép lại. Theo đó, nguyên lý nói rằng, chiếc thùng chúng ta đựng nước được ghép bởi nhiều thanh gỗ, lượng nước trong thùng là do độ cao của những thanh gỗ này quyết định. Nếu có một thanh gỗ nào đó ngắn thì lượng nước cả thùng gỗ sẽ bị hạn chế bởi nó. Thanh gỗ ngắn này trở thành "khuyết điểm" của chiếc thùng. Nếu muốn lượng nước trong thùng tăng lên thì buộc phải thay thanh gỗ ngắn bằng thanh dài hơn.

    Cân bằng dinh dưỡng và nguyên lý thùng gỗ

    Thùng gỗ có thể chứa được bao nhiêu nước không quyết định bởi thanh gỗ dài nhất mà quyết định bởi thanh gỗ ngắn nhất.

    Áp dụng:

    Trong hiện thực cuộc sống, ngyên lý thùng gỗ này có thể áp dụng để lý giải cho rất nhiều hiện tượng khao hoạc và xã hội. Trong khoa học dinh dưỡng cây trồng TS Liebig đã nhắc tới nguyên lý này với tên gọi là "Nguyên lý tối thiểu". Theo đó, sự sẵn có của các nguyên tố dinh dưỡng có nhiều trong đất nhất cũng chỉ mang lại hiệu quả bằng mức với sự sẵn có của các chất dinh dưỡng có ít trong đất nhất.

    Như vậy cũng vẫn nguyên tắc này chúng ta hoàn toàn có thể liên hệ và áp dụng cho nhiều lĩnh vực trong cuộc sống này, chẳng hạn như quản lý dinh dưỡng và sức khỏe con người hay vật nuôi nói chung cũng như các ngành xã hội học. Theo đó, ngành quản trị học hay ngành học phát triển bản thân chính những "thanh gỗ ngắn" hay nói cách khác đó là những kiến thức còn thiếu, những khuyết điểm của bản thân sẽ mang lại phiền phức hay khiến chúng ta mất đi cơ hội cũng luôn là bởi những "thanh gỗ ngắn" của bản thân mình.

    Đây cũng lại là một căn cứ hùng hồn nhất nhấn mạnh vai trò của phân bón hữu cơ trong canh tác nông nghiệp, vì trong phân bón hữu cơ thường chứa hầu như các chất vi lượng cần thiết khiến nó thỏa cả 2 điều kiện cả về chiều dọc theo nguyên lý tháp dinh dưỡng và chiều ngang theo nguyên lý "cái thùng gỗ".

    Lưu ý: nếu các bạn có bất cứ bình luận, câu hỏi hoặc góp ý vui lòng gửi bình luận bên dưới hoặc tham ra giao lưu trong các nhóm cộng đồng theo như link bên dưới:

    1. Nhóm facebook: https://www.facebook.com/groups/qnq.vn

    2. Nhóm zalo khu vực Bắc Bộ: https://zalo.me/g/rqqyic412

    3. Nhóm zalo khu vực Trung Bộ: https://zalo.me/g/dirwsf916

    4. Nhóm zalo khu vực Nam Bộ: https://zalo.me/g/tksyad251

    5. Nhóm zalo Tháp dinh dưỡng cây trồng: https://zalo.me/g/cozpbh936

    QNQ.vn

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU