• Lan tỏa 3 giá trị sống khỏe: XANH + SẠCH & THUẬN THIÊN

    pH đất và những bài học vào nghề

    Câu chuyện có thật hơn 23 năm về trước: câu chuyện tôi kể sau đây là câu chuyện có thật về chính bản thân tôi nói nên một thực tế rằng không chỉ nông dân mà ngay chính các nhà khoa học cũng chưa hiểu và lường hết được vấn đề. Đó là vào tháng 6 năm 1998 khi mà vụ lúa Hè thu tại ĐBSCL đã bắt đầu được hơn một tháng. Là cậu sinh viên mới ra trường và lần đầu tiên được đi thực tế cùng với một cán bộ nghiên cứu đã từng công tác tại viện gần 20 năm. Chính vì thế mà tôi cảm thấy yên tâm và tự tin hơn. Vì nông dân miền Tây Nam bộ nổi tiếng là thân thiện và thiệt tình “có sao nói vậy”. Ấy thế mà trong chuyến công tác lần này chúng tôi đã gặp chuyện “rắc rối”. Được giới thiệu là hai kỹ sư của viện lúa ĐBSCL-là một trong những viện lớn nhất tại Việt Nam chuyên nghiên cứu về cây lúa tới thăm thì anh nông dân tại vùng Thốt Nốt này vui vẻ dẫn chúng tôi ra ruộng lúa sau nhà anh với khuôn mặt nhuốm vẻ rầu rầu anh nói với chúng tôi rằng không biết làm sao lúa nhà anh đã sạ được hơn một tháng rồi mà cây lúa rất còi cọc và lá có màu vàng vàng mà lẽ ra đây chính là giai đoạn cây lúa bắt đầu sung nhất (lúa thì con gái mà)!? Vì là lính mới (mới cả nghề nghiệp và văn hóa vì tôi mới từ ngoài miền Bắc vào nhận công tác) nên tôi chỉ lắng nghe và quan sát. Theo phản ứng thông thường anh kỹ sư đồng nghiệp của tôi liền vạch lá lúa ra xem có bị sâu hại gì không vì giai đoạn này vẫn còn bị bọ trĩ hay rầy tấn công. Nhưng sau khi kiểm tra không thấy vấn đề gì về sâu hại anh kỹ sư đồng nghiệp của tôi liền hỏi tiếp người nông dân xem kỹ thuật canh tác thế nào thì được người nông dân kể rất tỷ mỉ và nhiệt tình từ chuyện cấy dặn, bón phân cho tới việc áp dụng kỹ thuật IBM (một phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp) mà người nông dân này đã áp dụng thông qua một số lớp tập huấn tại địa phương. Sau khi nghe xong câu chuyện dường như không phát hiện thấy vấn đề gì mà người nông dân này mắc phải. Mặt khác vì cũng không chuyên lắm về lĩnh vực đất và dinh dưỡng cây trồng hoặc cũng có thể do đây là vấn đề chưa phổ biến lắm vào giai thời gian đó nên anh kỹ sư đồng nghiệp của tôi cho rằng đó có thể là do nông dân bón phân chưa đủ đặc biệt là phân đạm. Đó có thể là một trong những nguyên nhân làm cho lúa bị vàng lá. Như muốn làm vơi bớt lỗi băn khoăn trên khuôn mặt người nông dân chúng tôi tuy chưa tự tin lắm nhưng cũng mạnh dạn khuyến cáo người nông dân ấy thử bón thêm phâm đạm cho lúa xem sao...

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU

    Giới Thiệu

  • xem tất cả »
  • Triết lý căn bản

  • xem tất cả »
  • Kiến thức chủ đạo

  • xem tất cả »
  • Cộng đồng

  • xem tất cả »
  • Hội thảo & Khóa học

  • xem tất cả »
  • Chợ phiên kết nối

  • xem tất cả »
  • Tin tức

  • xem tất cả »