• TÁM KIẾN THỨC CHỦ ĐẠO - KIM CHỈ NAM CHO MỌI HÀNH ĐỘNG

    Nông nghiệp và sinh thái - những điều cần biết về dịch bệnh

    Dịch hại và "hiệu ứng cái lồng gà"

    Rất nhiều nghiên cứu về dịch hại cây trồng trên quy mô toàn cầu đều cho thấy mức độ và nguy cơ của dịch hại không ngừng gia tăng. Theo thông tin từ cục bảo vệ thực vật thì với tốc độ gia tăng dịch hại như hiện nay, các nhà khoa học lo ngại rằng một tỷ lệ đáng kể các nước sản xuất cây trồng toàn cầu sẽ bị dịch hại sâu bệnh tàn phá nghiêm trọng trong vòng 30 năm tới. Cây trồng, vật nuôi hay bất cứ sinh vật nào nếu càng "thâm canh - tập trung cao mật số" tới chừng nào thì áp lực dịch sẽ tăng nên chừng ấy. Hiện tượng này có thể gọi là "hiệu ứng cái lồng gà"!

    Chưa hết virus corona, TQ đã phải đối mặt với 'đại dịch' châu chấu ...

    Đại dịch châu chấu tại Châu Phi và Trung Quốc đầu năm 2020

    Nguyên nhân khiến cho dịch hại cây trồng ngày càng gia tăng và nghiêm trọng vẫn đang tiếp tục ghi nhận và được nhiều tổ chức nghiên cứu. Trong đó, sự thay đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến áp lực sâu bệnh trong nông nghiệp. Trái đất ấm lên có ảnh hưởng rõ ràng đến sự phân bổ các dịch hại cây trồng. Sự phá hủy các mắt xích sinh học do tác động mặt trái của cuộc cách mạng hóa học cũng là yếu tố đáng quan ngại. Hiện tượng thâm canh, độc canh một loại cây trồng hay việc chăn nuôi tập trung bằng cách nhốt và cho ăn thức ăn công nghiệp dẫn đến áp lực dịch bệnh ngày càng ra tăng và hiện tượng này có thể gọi là hiệu ứng "cái lồng gà".

    Theo nghiên cứu mới đây nhất của khoa Sức khỏe cộng đồng - Trường ĐH Harvard, Hoa Kỳ, thì biến đổi khí hậu làm thay đổi cách chúng ta liên hệ với các loài khác trên Trái đất và điều đó quan trọng đối với sức khỏe cũng như nguy cơ áp lực dịch bệnh của chúng ta.

    Khi hành tinh nóng lên, các loài động vật lớn và nhỏ, trên đất liền và dưới biển, đều hướng về các cực để thoát khỏi sức nóng. Điều đó có nghĩa là động vật tiếp xúc với những động vật khác mà chúng thường không làm và điều đó tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập vào vật chủ mới. Nhiều nguyên nhân sâu xa từ biến đổi khí hậu cũng làm tăng nguy cơ đại dịch. Phá rừng, chủ yếu xảy ra cho mục đích nông nghiệp, là nguyên nhân lớn nhất gây mất môi trường sống trên toàn thế giới. Mất môi trường sống buộc động vật phải di cư và có khả năng tiếp xúc với động vật hoặc người khác và chia sẻ mầm bệnh. Các trang trại chăn nuôi lớn cũng có thể là nguồn lây lan bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. Nhu cầu về thịt động vật ít hơn và chăn nuôi bền vững hơn có thể làm giảm nguy cơ bệnh truyền nhiễm mới nổi và giảm phát thải khí nhà kính.

    Côn trùng

    Đặc điểm của côn trùng là chúng có vòng đời ngắn và sinh nở một số lượng rất nhiều trứng cùng một lúc. Vì thế, chúng có khả năng kháng lại thuốc diệt côn trùng rất tốt. Trong trường hợp này nếu tăng lượng thuốc trừ sâu hoặc thay đổi loại thuốc mạnh hơn thì vô hình chung các loài thiên địch tự nhiên ăn côn trùng như bọ rùa, nhện, ếch, dơi, chim,… cũng sẽ biến mất vì sự tác động của thuốc, trong khi đó các thế hệ côn trùng càng ngày càng có khả năng sống sót và kháng thuốc ở các thế hệ kế tiếp. Những loài thiên địch khác với côn trùng gây hại là chúng có số lượng ít hơn và vòng đời thường dài hơn nên không sinh sôi nảy nở nhanh như côn trùng, do đó chúng cũng không có khả năng kháng thuốc nhanh như côn trùng nên dẫn đến kết quả là những loài thiên địch này sẽ biến mất dần. Từ đó sinh ra sự mất cân bằng sinh thái, dịch bệnh chẳng những không diệt được mà ngày càng bùng phát hơn, người nông dân tiếp xúc thuốc quá nhiều cũng bị ảnh hưởng đến sức khỏe, người tiêu dùng ăn phải thực phẩm bẩn cũng không tránh khỏi bệnh.

    Lưới thức ăn

    Dịch bệnh

    Dịch bệnh không ít thì nhiều cũng có cơ chế phát triển như côn trùng. Bệnh dịch không bao giờ bị khống chế bởi thuốc diệt bằng hóa học. Vi sinh vật gây bệnh rất dễ dàng thay đổi đặc tính để thích nghi với sự thay đổi hoàn cảnh, vì thế chúng có tính kháng thuốc rất nhanh. Ngược lại với điều đó, các vi sinh vật có lợi (có khả năng khống chế được mầm bệnh) thì lại bị hủy hoại bởi các loại thuốc đó. Vậy nên, dùng nhiều thuốc hóa học chẳng những không lợi mà còn hại, vô tình gây ra sự mất cân bằng sinh thái của vi sinh vật.

    Không thể phủ nhận rằng việc phòng trừ dịch bệnh bằng hóa chất có tác dụng rất nhanh nhưng về lâu dài thì lại không giúp giải quyết được vấn đề. Giải pháp lâu dài duy nhất để khống chế dịch bệnh là tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa và giải quyết các vấn đề theo quy luật của tự nhiên.

    Cỏ dại

    Cỏ dại tuy chỉ là những loại cây thuần túy, đối với con người nó không mấy quan trọng, nếu không muốn gọi là “kẻ thù” lại có những vai trò quan trọng trong tự nhiên. Chúng có thể kháng lại các điều kiện mà cây trồng không kháng được như hạn hán, độ chua của đất, thiếu mùn, suy giảm chất khoáng,…Mặt khác, cỏ dại còn được xem là nhân chứng cho sự thất bại của con người trong việc làm chủ đất đai và chúng mọc phong phú ở những nơi chúng ta để lỡ, giúp chúng ta nhận ra sai lầm của mình và khắc phục theo cách của tự nhiên. Nếu vậy, tại sao chúng ta không chịu lắng nghe tiếng gọi của thiên nhiên! Nếu chịu lắng nghe, biết đâu chúng ta có thể nhận ra những sai lầm ấy và tìm được những giải pháp tốt đẹp  hơn là chỉ biết lắng nghe những lời nói ngọt của thuốc hóa học.

    Đâu là bản chất của cỏ dại?

    Vai trò quan trọng nhất của cỏ dại là bảo vệ đất, chúng là những nhân tố chống xói mòn đất trong những trận mưa lớn.

    Cỏ dại là nhân tố cứu trợ của tự nhiên. Cỏ dại được xem là một lớp da mỏng để bảo vệ những mảnh đất trống không bị xói mòn. Khi cây trồng chiếm chỗ, cỏ dại sẽ mất đi. Có một điểm thú vị đó là loại cỏ dại sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ màu mỡ của đất, có thể thấy được trên đất ít màu mỡ thường cỏ dại sẽ mọc tràn lan, càng làm cỏ chúng lại càng mọc lan ra. Theo một thí nghiệm nghiên cứu của Shimpei Murakami (tác giả cuốn sách “Những bài học từ thiên nhiên, xuất bản tại Trung tâm trồng trọt tự nhiên Nongjok – Thái Lan, tái bản lần 2 vào tháng 8/1999) về nông nghiệp sinh thái tại nông trại Proshika, ông đã không cày bừa mà chỉ áp dụng biện pháp phủ đất trong ba năm, kết quả cho thấy các loại cỏ dại có chiều hướng biến đổi và ít có hại hơn đối với cây trồng.

    Cỏ dại là loài cây chỉ thị về độ phì nhiêu của đất. Mỗi loài cỏ dại đều có một đặc trưng riêng, nghĩa là có một số thì mọc trên đất xấu, một số còn lại mọc trên đất khá màu mỡ. Từ những đặc trưng này, người ta có thể nhận biết được độ phì của đất canh tác. Ví dụ như cỏ tranh (rất phổ biến ở Bangladesh), chúng chỉ mọc ở những nơi đất rất xấu, do đó nó ám chỉ “đất xấu”.

    Cỏ dại là nguồn cung cấp phì nhiêu cho đất. Chúng là nguyên liệu để trộn và ủ phân rất tốt. Thật sai lầm khi chúng ta bỏ đi cỏ dại đã nhổ khỏi đất, bởi chúng đã tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng từ đất và sản sinh ra nhiều cacbonhydrat thông qua quá trình quang hợp, vậy thì tại sao lại không lấy lại cho đất bằng cách tái sinh lại cỏ dại?

    Quy luật của tự nhiên

    Chẳng có gì là dịch bệnh – Đó là nguyên lý cơ bản của việc quản lý dịch bệnh một cách tự nhiên. Nếu sự cân bằng sinh thái trên đất nông nghiệp không bị xáo trộn thì sự xuất hiện của dịch bệnh không phải là một vấn đề mà chỉ là một triệu chứng. Khi triệu chứng xuất hiện thì ta nên cố tìm ra nguyên nhân (nhân tố nào gây ra) và loại trừ để phục hồi lại sự cân bằng sinh thái.

    Có hai biện pháp chính là phòng và trừ. Chúng ta nên nhấn mạnh vào biện pháp phòng, tuy nhiên biện pháp trừ có thể sẽ cần thiết vào giai đoạn đầu áp dụng phương thức nông nghiệp sinh thái. Một khi có biện pháp phòng đúng đắn, các biện pháp trừ sẽ không thực sự cần thiết. Điều quan trọng là hãy hướng tới một hệ sinh thái thay vì xử lý theo sự vụ và làm hư hỏng hệ sinh thái.

    qnq.vn

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU